Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp

Thứ Sáu 24/03/2023 | 10:41 GMT+7

VHO-  Ngày 23.3, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp, góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh”.

 Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy và Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu chủ trì hội thảo

Hội thảo là hoạt động thiết thực, cụ thể của các cấp công đoàn chào mừng kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy và Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu chủ trì hội thảo.

“Trụ cột tinh thần”

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, hội thảo “Xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp, góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh” nhằm làm sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung của việc xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp; tác động tích cực của việc xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp đến xây dựng giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn. Hội thảo cũng góp phần làm rõ nhu cầu và nội dung xây dựng văn hóa trong công nhân và khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần phát triển doanh nghiệp và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Phát biểu tại hội thảo, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm cho rằng, hội thảo là hoạt động thiết thực kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương văn hóa Việt Nam”, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa; đồng thời tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Chính văn hóa là “trụ cột tinh thần” làm nên đặc trưng, bản sắc, là nền tảng kiến tạo sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, tạo động lực làm việc, thúc đẩy tính sáng tạo của các thành viên, người lao động, giúp thu hút nhân tài, tạo sự gắn bó giữa nhân viên với doanh nghiệp, tạo dựng lòng tin với khách hàng, đối tác.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp chưa quan tâm đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiếu tầm nhìn dài hạn, từ đó chưa quan tâm thích đáng đến chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực, dẫn đến chất lượng công nhân, người lao động chưa cao. Trong nhận thức và hành động, không ít doanh nghiệp doanh nhân còn quá thiên lệch về kinh tế mà chưa xem trọng đúng mức văn hóa, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với xã hội. Hệ thống thiết chế văn hóa trong KCN, khu chế xuất, và từng doanh nghiệp chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển; một bộ phận người lao động, công nhân chưa được thụ hưởng môi trường văn hóa, đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh. Thậm chí có nơi đời sống vật chất, tinh thần của công nhân rất khó khăn, đơn điệu tẻ nhạt.

“Những hạn chế đó đã và đang đặt ra đòi hỏi cấp bách phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, phát triển, lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa văn hóa doanh nghiệp, gắn với xây dựng văn hóa công nhân, chăm lo phát triển giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, vững mạnh trong thời gian tới”, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định.

Tuân thủ pháp luật là tiêu chí tối thiểu để xác định văn hóa doanh nghiệp

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp đã đưa ra những ý kiến sâu sắc để làm rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công nhân, mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công nhân; xây dựng và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ…

Theo Phó trưởng ban chính sách, pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam) Lê Đình Quảng, tuân thủ pháp luật là tiêu chí tối thiểu để xác định văn hóa doanh nghiệp, không thể đánh giá văn hóa doanh nghiệp tốt khi doanh nghiệp còn vi phạm pháp luật liên quan đến lao động, công đoàn, BHXH, an toàn vệ sinh lao động… “Tôi tham gia các hoạt động giám sát, thanh tra của công đoàn, hay liên ngành, bình quân mỗi cuộc thanh tra phát hiện ít nhất 10 hành vi vi phạm pháp luật. Điều này cho thấy bức tranh văn hóa doanh nghiệp để chúng ta cần xem xét. Nguyên nhân của các vi phạm này là mức độ tuân thủ pháp luật của chủ sử dụng lao động chưa cao, việc xử lý hành vi vi phạm chưa kịp thời, chế tài chưa đủ răn đe… Bên cạnh đó, quy định pháp luật còn nhiều nội dung chưa chặt chẽ, có nhiều vấn đề khó hiểu, nên doanh nghiệp biện minh do nắm bắt pháp luật chưa rõ ràng. Việc vi phạm đã xâm phạm quyền lợi người lao động, do đó phải tuyên truyền nâng cao ý thức cho cả chủ sử dụng lao động và người lao động, người lao động cần biết để tự bảo vệ mình…”, ông Quảng nói.

Tranh luận về mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và văn hóa công nhân, PGS Nguyễn Đức Hữu (Trường ĐH Công đoàn) đặt vấn đề văn hóa doanh nghiệp có trước hay văn hóa công nhân có trước. Và văn hóa công nhân có hay không khi mà không có doanh nghiệp? “Có thể thấy rằng văn hóa doanh nghiệp và văn hóa công nhân là mối quan hệ biện chứng, trong đó văn hóa doanh nghiệp là nòng cốt. Trong văn hóa công nhân có các tiêu chí của văn hóa con người Việt Nam và sẽ rất tuyệt vời nếu các tiêu chí, hệ giá trị của con người Việt Nam được đúc kết và thể hiện một cách tối đa trong văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên sẽ nảy sinh vấn đề mâu thuẫn nếu văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng, gây tổn hại, xúc phạm đến giá trị nhân phẩm của người công nhân thì rõ ràng nó sẽ không mang lại hiệu quả tích cực. Vậy để đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững thì chúng ta tìm tiếng nói chung giữa triết lý doanh nghiệp trong quá trình phát triển và môi trường văn hóa của người công nhân. Làm sao để văn hóa công nhân dù chịu tác động bởi văn hóa doanh nghiệp nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa con người Việt Nam”, ông Đức Hữu nhấn mạnh.

Đại diện các doanh nghiệp cũng đã nêu bật quan điểm về ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững và là động lực để hướng tới những mục tiêu to lớn hơn cả cả lợi nhuận. Văn hóa chính là đòn bẩy gắn kết keo sơn giữa doanh nghiệp và nhân viên; nếu doanh nghiệp không có những giá trị văn hóa cốt lõi thì sự phát triển của doanh nghiệp cũng diễn ra rất khó khăn. 

 Hiện nay vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp chưa quan tâm đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiếu tầm nhìn dài hạn, từ đó chưa quan tâm thích đáng đến chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực, dẫn đến chất lượng công nhân, người lao động chưa cao. Trong nhận thức và hành động, không ít doanh nghiệp doanh nhân còn quá thiên lệch về kinh tế mà chưa xem trọng đúng mức văn hóa, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với xã hội.

(Phó trưởng Ban Tuyên giáo TƯ TRẦN THANH LÂM)

 

QUỲNH HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top