Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Khám phá cảnh đẹp Việt Nam trong văn chương qua sách

Thứ Hai 24/04/2023 | 09:21 GMT+7

VHO- Chiều ngày 23.4, trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2- năm 2023 đang diễn ra tại TP.Huế, Nhà xuất bản Kim đồng đã tổ chức giao lưu, ra mắt sách Những miền lưu dấu- Cảnh Việt trong văn chương.

Sự kiện đã thu hút đông đảo những người yêu sắc, đặc biệt là những học sinh trên địa bàn TP.Huế. Các học sinh đã hào hứng tham gia và trò chuyện với hai diễn giả, nhà văn: TS. Lê Vũ Trường Giang và TS. Nguyễn Thanh Tâm.

Cuốn sách Những miền lưu dấu- Cảnh Việt trong văn chương của Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt

Những miền lưu dấu- Cảnh Việt trong văn chương là artbook tập hợp các đoạn trích hay nhất trong sách giáo khoa chương trình phổ thông viết về cảnh đẹp non sông gấm vóc Việt Nam kết hợp với những bức tranh được các họa sĩ hiện đại sáng tác.

Cuốn sách dày 84 trang, khổ bìa cứng, bao gồm 35 trích đoạn thơ, truyện ngắn của các tác giả Việt Nam từ trung đại đến hiện đại, phù hợp cho các học sinh từ 15 đến 18 tuổi.

35 tác phẩm văn chương dẫn lối bạn đọc đi đến các miền đất trên khắp dải đất hình chữ S thân yêu. Nhờ có văn chương, chúng ta có khả năng đặt chân đến những nơi chốn mình chưa từng được tới. Chúng ta thấy mình ngồi trên tảng đá rêu, dưới bóng râm Côn Sơn khi ngâm ngợi vần thơ Nguyễn Trãi, chúng ta trầm trồ trước vẻ đẹp của miền đất Tây Tiến nhờ những câu thơ của Quang Dũng, chúng ta ghi nhớ dáng hình của sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân...

Diễn giả, nhà văn Lê Vũ Trường Giang giới thiệu về sách và chia sẻ, giao lưu với các độc giả trẻ Cố đô

Những miền lưu dấu - Cảnh Việt trong văn chương là hành trình mà cảnh sắc Việt đã bước vào văn chương để rồi tiếp tục trở lại trước mắt ta với những bức tranh. Gần 30 họa sĩ với sự đa dạng của phong cách, thủ pháp, chất liệu đã chuyển hóa ngôn ngữ xúc cảm văn chương thành ngôn ngữ hình ảnh của nghệ thuật thị giác. Đó là những bức tranh phong cảnh màu nước hay acrylic, bột màu hay sơn dầu, tranh khắc gỗ hay kĩ thuật số… Mỗi tác giả một phong cách: lãng mạn của Trương Văn Ngọc, ấn tượng của Chu Hồng Tiến, hùng tráng của Vũ Xuân Hoàn… Tất cả hòa chung giai điệu ngợi ca vẻ đẹp Tổ quốc.

Dịp này, Nhà xuất bản Kim Đồng cũng giới thiệu đến độc giả Cố đô Huế cuốn sách Đất nước gấm hoa (do Võ Thị Mai Chi biên soạn và Hồ Quốc Cường minh họa). Đây là ấn phẩm được Nhà xuất bản Kim Đồng đầu tư toàn bộ, sách in màu trên giấy tốt, khổ lớn, biên soạn theo hình thức atlas phối hợp tranh minh họa. Được trình bày và dẫn dắt theo bản đồ đất nước Việt Nam, Đất nước gấm hoa giúp độc giả khám phá và củng cố một khối lượng kiến thức đồ sộ nhưng lại được chắt lọc rất gọn gàng, tiêu biểu về văn hóa, lịch sử, địa lý, ẩm thực, con người... của 63 tỉnh, thành.

Do nhắm tới đối tượng là bạn đọc nhỏ tuổi nên sách được trình bày rất hấp dẫn, sinh động và hệ thống cụ thể như một hành trình du khảo suốt mọi miền quê hương. Cuốn sách được phát hành vào tháng 9.2022, có mức giá khá cao, nhưng lại trở thành “hiện tượng xuất bản” khi đã tái bản đến lần thứ 4.

S.THÙY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top