Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Chứng nghiện công việc đang là mối lo trên toàn cầu

Thứ Tư 17/05/2023 | 09:11 GMT+7

VHO- Tình trạng nghiện công việc trên toàn cầu và hậu quả của nó rất đáng báo động. Hiện nay, khoảng 60 nước đang phải cùng nhau tiến hành một nghiên cứu để xác định số lượng người đang là nạn nhân của chứng nghiện công việc và tìm ra lý do khiến người ta nghiện công việc.

 Giáo viên thể dục cấp hai người Nhật Masako Shimonomura tương tác với học sinh trong giờ học ở Tokyo Ảnh: AFP

 Nhu cầu công việc ngày càng tăng trên khắp thế giới đặc biệt là sau khi đại dịch Covid-19 qua đi. Theo số liệu thống kê gần đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), 20% công nhân trên toàn cầu là những người nghiện công việc. Đây là số liệu thống kê đáng báo động vì những người nghiện công việc được miêu tả thường chỉ tập trung vào công việc từ đó bỏ bê các khía cạnh của cuộc sống như gia đình, bạn bè và sở thích cá nhân. Vấn đề nghiện công việc không chỉ giới hạn ở một vài khu vực hay quốc gia mà nó chính là hiện tượng toàn cầu. Tuy nhiên, sự phổ biến của nghiện công việc thay đổi theo từng quốc gia và mang nhiều yếu tố văn hóa và xã hội góp phần vào hiện tượng này.

Trước hết, khu vực châu Á có tiếng là một nền văn hóa hướng đến công việc và một trong những nước điển hình cho vấn đề này chính là Nhật Bản. Nhật Bản được biết đến giờ làm việc dài và mức độ căng thẳng cao. Một số liệu thống kê từ nghề nhà giáo ở Nhật Bản cho thấy, một giáo viên trung học Nhật Bản làm việc 56 giờ một tuần, cũng như trung bình 123 giờ làm thêm mỗi tháng. Một trong những dòng nhật ký của mình, giáo viên người Nhật Yoshio Kudo đã than thở về ngày làm việc bắt đầu sớm và có thể kéo dài đến gần nửa đêm. Hai tháng sau, anh mắc chứng “karoshi”- chết vì làm việc quá sức.

Không chỉ mỗi ngành giáo viên mà mới đây trong cuộc khảo sát được thực hiện bởi Chính phủ Nhật Bản chỉ ra rằng 20% công nhân làm việc hơn 80 giờ làm thêm mỗi tháng và 10% làm việc hơn 100 giờ làm thêm mỗi tháng. Điều này đã dẫn tới hiện tượng được gọi là “Karoshi” hoặc còn được gọi là cái chết từ làm việc quá sức. Điều này đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng ở Nhật Bản.

Theo dữ liệu triển vọng việc làm do OECD tổng hợp vào năm 2022, một đất nước ở châu Á khác có vấn đề nghiện công việc chính là Hàn Quốc. Hàn Quốc là quốc gia nơi người lao động làm việc quá sức nhiều nhất ở châu Á và nhiều thứ 5 trên thế giới. Trung bình, người Hàn Quốc làm việc 1.915 giờ mỗi năm. So sánh với người Mỹ làm việc trung bình 1.791 giờ mỗi năm, trong khi mức trung bình là 1.490 giờ ở Pháp và 1.349 giờ ở Đức. Ngoài ra, theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Viện Lao động Hàn Quốc, 35% công nhân Hàn Quốc làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần và 16% làm việc hơn 60 giờ mỗi tuần. Điều này dẫn đến tỷ lệ mắc các chấn thương và tử vong tại nơi làm việc cao, cũng như mắc các vấn đề về sức khoẻ như trầm cảm và lo lắng.

Vấn đề nghiện công việc cũng xuất hiện ở một số khu vực châu Âu. Cụ thể như ở Đức, theo nghiên cứu được thực hiện bởi Cơ quan Lao động Liên bang Đức, 19% công nhân Đức làm việc hơn 48 giờ mỗi tuần và 60% báo cáo rằng công việc đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân của họ. Điều này dẫn đến mức độ căng thẳng và kiệt sức cao trong công nhân Đức. Một khảo sát của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ đưa ra, 52% công nhân Mỹ báo cáo rằng công việc gây ra căng thẳng đáng kể trong cuộc sống của họ và 44% báo cáo rằng họ thường xuyên phải kiểm tra email công việc hoặc nhận các cuộc gọi điện thoại liên quan đến công việc ngoài giờ làm việc. Điều này đã dẫn đến mức độ kiệt sức, trầm cảm và lo lắng cao trong công nhân Mỹ.

Để giải quyết vấn đề nghiện công việc trên toàn cầu, hiện có khoảng 60 nước đang tham gia vào nghiên cứu về chứng nghiện công việc này, đồng thời tìm ra những giải pháp giúp người lao động và người sử dụng lao động giải quyết vấn đề này. Trước mắt, Chính phủ Đức đã đưa ra một số chính sách để thúc đẩy cân bằng cuộc sống và công việc cho người lao động như giờ làm việc linh hoạt và tùy chọn làm việc tại nhà. Ngoài ra còn áp dụng nhiều ứng dụng và công cụ mới có sẵn để giúp người lao động quản lý thời gian của họ và giảm căng thẳng, chẳng hạn như ứng dụng “bình tĩnh”, cung cấp các bài tập thiền định, hướng dẫn để giúp người lao động giảm lo lắng và cải thiện giấc ngủ.

MẠNH TRUNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top