Cận cảnh những hiện vật quý của quân và dân Thanh Hóa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin, ảnh: NGUYỄN LINH
Chia sẻ

VHO - Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện lưu giữ khá nhiều hiện vật ghi dấu những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa cho Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Cận cảnh những hiện vật quý của quân và dân Thanh Hóa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - ảnh 1

Chiếc xe thồ của ông Trịnh Ngọc (thị xã Thanh Hóa, là dân công xe đạp thồ, đạt kỷ lục vận chuyển 345,5kg/chuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ). Trên chiếc xe thồ còn có hai cái ghi gô và một cái kiềng bếp dùng để nấu ăn trên đường vận chuyển lương thực

Cận cảnh những hiện vật quý của quân và dân Thanh Hóa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - ảnh 2

Áo trấn thủ bà Sầm Thị Lai, diễn viên đoàn văn công (Sư đoàn 304) đã từng biểu diễn phục vụ bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ và phục vụ Bác Hồ trong lễ mừng chiến thắng (bên trên). Áo trấn thủ phục chế của đồng chí Tô Vĩnh Diện, chiến sĩ Đài đoàn 357, Trung đoàn 367 sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (bên dưới)

Cận cảnh những hiện vật quý của quân và dân Thanh Hóa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - ảnh 3

Giấy chứng nhận đeo huy hiệu chiến sỹ Điện Biên Phủ của ông Lê Bật Du (xã Tân Ninh, huyện Nông Cống), thuộc bộ phận cấp cứu hỏa tuyến Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 và chiếc mũ của chiến sĩ Thanh Hóa tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Cận cảnh những hiện vật quý của quân và dân Thanh Hóa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - ảnh 4

Xà cột (túi đựng tài liệu) của ông Hoàng Thanh Bằng - Chính trị viên, kiêm Bí thư Chi bộ Đoàn dân công xe đạp thồ thị trấn Thanh Hóa sử dụng trong thời gian tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và chiếc áo bông của ông Trịnh Đình Long (xã Đông Minh, huyện Đông Sơn) sử dụng trong thời gian tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

Cận cảnh những hiện vật quý của quân và dân Thanh Hóa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - ảnh 5

Hình ảnh phục dựng chiếc bồ nan được bà Hà Thị Dớn ở huyện Quan Hóa, Thanh Hóa – dân công gánh bộ, dùng để tiếp vận, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

Cận cảnh những hiện vật quý của quân và dân Thanh Hóa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - ảnh 6

Hình ảnh chiếc xe cút kít được ông Trịnh Đình Bầm, dân công xã Định Liên, huyện Yên Định, Thanh Hóa chế tạo từ gỗ của bàn thờ, có thể chở 280kg/chuyến

Cận cảnh những hiện vật quý của quân và dân Thanh Hóa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - ảnh 7

Đồ dùng của chiến sĩ, dân công sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cận cảnh những hiện vật quý của quân và dân Thanh Hóa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - ảnh 8

 Cờ thi đua gương mẫu của Hội đồng cung cấp mặt trận Liên khu IV tặng cán bộ và nhân dân Thanh Hóa trong Chiến dịch Đông Xuân (1953-1954)

Cận cảnh những hiện vật quý của quân và dân Thanh Hóa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - ảnh 9

Cờ thi đua "Tuyến vinh quang khu Tây Bắc" của Chính phủ tặng nhân dân Thanh Hóa đạt nhiều thành tích trong phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cận cảnh những hiện vật quý của quân và dân Thanh Hóa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - ảnh 10

Những hình ảnh tiếp lương, tải đạn, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chiến dịch Điện Biên Phủ

Theo thống kê, trong suốt 56 ngày đêm diễn ra chiến dịch Ðiện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã huy động 30% số người trong độ tuổi lao động tham gia dân công hỏa tuyến, với tổng số 178.924 lượt người và 27 triệu ngày công; cùng với hàng vạn xe đạp thồ, hàng ngàn thuyền nan, thuyền ván...

Đây là những đóng góp hết sức to lớn và quý báu góp phần làm nên chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp, hy sinh ấy, trong dịp về thăm Thanh Hóa (ngày 13.6.1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.