Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam: Tự tin đưa ẩm thực Việt bước ra thế giới

VH- Với công tác chuẩn bị công phu, bài bản, khai thác nhiều giá trị văn hóa ẩm thực bền vững có chiều sâu, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tự tin sẽ đưa ẩm thực Việt vươn lên tầm cao mới.

Với công tác chuẩn bị công phu, bài bản, khai thác nhiều giá trị văn hóa ẩm thực bền vững có chiều sâu, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tự tin sẽ đưa ẩm thực Việt vươn lên tầm cao mới.

Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam: Tự tin đưa ẩm thực Việt bước ra thế giới - Anh 1

 Ra mắt Ban Chấp hành Hiệp hội tại buổi lễ

 Như Văn Hóa điện tử đã đưa tin, sáng 14.9 tại Hội trường Thống nhất TP.HCM, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VHATVN) đã tổ chức Lễ công bố chính thức hoạt động với sựtham dựcủa lãnh đạo ngành du lịch Việt Nam và nhiều tỉnh, thành trong cả nước, các đại biểu là các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, ẩm thực hàng đầu Việt Nam…

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủtịch Hiệp hội VHATVN cho biết, hiện nay Hiệp hội có khoảng trên 300 hội viên, trong giai đoạn từ 2018 - 2020, Hiệp hội sẽ có các hoạt động chính: Tập hợp, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa ẩm thực dân gian và hiện đại Việt Nam; phối hợp các cơ quan xây dựng và ban hành các quy định, xác định tiêu chuẩn của văn hóa ẩm thực Việt Nam; thực hiện quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới thông qua các kênh truyền thông; tổchức các lễ hội nhằm tôn vinh vàgiữ gìn văn hóa ẩm thực Việt Nam; thành lập Câu lạc bộ Nghệ nhân bếp Việt…

 

Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam: Tự tin đưa ẩm thực Việt bước ra thế giới - Anh 2

Món bún chả Hà Nội

Bà Mai Thị Trà(84 tuổi, thành viên Ban Tư vấn, Nhà giáo - Nghệ nhân ẩm thực) cho biết bà vô cùng tâm huyết với nền ẩm thực của kinh đô Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Bà tâm sự xưa nay mọi người thường dùng các cụm từ như: “ăn uống”, “ăn nói”, “ăn học”… ởrất nhiều câu nói trong sinh hoạt đời thường, điều đó chứng tỏ việc “ăn” được người Việt coi trọng và đứng đầu trong nhiều hoàn cảnh. Thế nhưng “ăn” thế nào cho đúng, cho trang nhã, tốt cho sức khỏe, mang lại giá trị tốt cho tinh thần lẫn thể chất vẫn luôn là điều mà nhiều người còn phải học.

Trong xã hội ngày nay, với tình trạng thực phẩm “bẩn” tràn lan, nhiều món ăn ngon truyền thống bịmai một, cũng như việc ăn uống của nhiều người còn chưa khoa học, gây ảnh hưởng tới sức khỏe… dẫn đến ẩm thực ngày nay không còn “lành” như xưa, vì vậy vai trò của Hiệp hội VHATVN làl àm thế nào để bảo vệ tính ngon lành và bổ dưỡng của những món ăn, đồng thời hi vọng Hiệp hội sẽ là chiếc “cầu nối” để mang những món “ngon và lành” của nước nhà đến rộng rãi du khách và bạn bè quốc tế. Nghệ nhân ẩm thực Thái Thị Kim Lan (có quán ăn mang tên Cố Đô tại Đức, hoạt động đã hơn 25 năm) chia sẻ, tại nước Đức nhiều quán ăn của người Việt mởra nhưng lại “ẩn” dưới tên quán Tàu, quán Thái. Riêng quán của bà thì vẫn là tên Việt, với những món ăn hoàn toàn thuần Việt. Để nấu chuẩn những món này, có một thời gian bà phải từ Đức quay về Huế để học các nghệ nhân làm sao để nấu nước bún bò vừa ngọt vừa trong, thịt của tô bún bò luộc làm sao cho mềm mà không nhũn, khách ăn không bị ngán, cho tới cách tỉa hoa và bài trícác món cung đình… Với bà, chỉ cần chúng ta làm bằng cái tâm và món ngon Việt cứ hãy là chính mình thôi, chẳng cần phải vay mượn tên gọi của ai cả thì mọi người ăn xong sẽ nhớ mãi. Bà tin tưởng với đội ngũ đầu bếp Việt trẻ đi sau được chỉ dạy kĩ năng tốt, cộng thêm sự năng động, chắc chắn cơ hội để họ đưa bếp Việt trở thành “bếp ăn của thế giới” là rất lớn. Đặc biệt cơ hội này nay trở nên rõ ràng hơn, khi Hiệp hội VHATVN bắt đầu triển khai những hoạt động đầu tiên như liên kết với ngành du lịch TP.HCM, Thừa Thiên Huế… trong việc tư vấn quy hoạch các sản phẩm văn hóa ẩm thực của các tỉnh thành, địa phương mà Hiệp hội đã kí kết. Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho rằng, ẩm thực là một trong những thế mạnh của du lịch TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngành du lịch các địa phương sẽ sát cánh cùng Hiệp hội VHATVN để khảo sát, đánh giá và phân loại, cốgắng “gia công” và “gia cố” để có những sản phẩm văn hoáẩm thực tốt, ấn tượng, phục vụ cho du khách.

Nhiều đại biểu tham dựchương trình nhận định, hiện ngành du lịch chưa có một giá trị cốt lõi để trở thành kim chỉ nam cho công tác quảng bá, tiếp thị; trong khi đó ẩm thực Việt chính là giá trị văn hóa dễ đi vào lòng người và được thế giới biết đến. Vì vậy, việc chọn và xây dựng ẩm thực trở thành thương hiệu nhằm quảng bácho du lịch là điều rất khả thi, chỉ cần sự chung tay góp sức của những người giàu tâm huyết như các thành viên trong Hiệp hội VHATVN với sự chuẩn bị công phu, bài bản, khai thác nhiều giá trị văn hóa ẩm thực bền vững có chiều sâu, chắc chắn trong thời gian tới VHAT Việt sẽ vươn lên những tầm cao mới.

 Bài, ảnh: KHẢI HOÀN-LÊ HẢI

 

 

Ý kiến bạn đọc