Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Du lịch

29 Tháng Ba 2024

Bảo Yên phát triển du lịch tâm linh kết nối di tích lịch sử, văn hóa

Thứ Hai 24/10/2022 | 09:22 GMT+7

VHO- Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai phấn đấu trở thành trung tâm du lịch tâm linh của khu vực Tây Bắc, với các sản phẩm du lịch đặc trưng, thực hành tín ngưỡng thờ mẫu, du lịch văn hóa, lễ hội, gắn liền với việc quảng bá hình ảnh miền đất, văn hóa, truyền thống, con người Bảo Yên. Mục tiêu, đến năm 2025, tổng lượng khách du lịch đến Bảo Yên đạt 2,5 triệu lượt người, doanh thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng.

Du khách khách đến chiêm bái tại đền Bảo Hà

Bảo Yên là vùng đất hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng, thể hiện ở bề dày văn hóa với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Trên địa bàn huyện có 3 di tích lịch sử cấp Quốc gia (Di tích lịch sử đền Bảo Hà, Di tích lịch sử Chiến thắng Đồn Phố Ràng, Di tích lịch sử đền Phúc Khánh); 7 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh (Di tích lịch sử Chiến thắng Đồn Nghĩa Đô, Di tích lịch sử văn hóa Khu căn cứ cách mạng Việt Tiến, Di tích lịch sử văn hóa đền Nghĩa Đô, Di tích lịch sử văn hóa đền Long Khánh, Di tích đền Hai Cô, Di tích đền Pịt, Di tích đền Làng Lúc). Đặc biệt, quần thể di tích Đền Bảo Hà nằm ở vị trí cửa ngõ của tỉnh và huyện Bảo Yên theo đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, được đầu tư trùng tu, tôn tạo khang trang, lộng lẫy, hàng năm thu hút hàng triệu du khách đến tham quan, chiêm bái. 

Ngoài đền Bảo Hà, huyện Bảo Yên còn có hệ thống các di tích lịch sử khác đang được quan tâm đầu tư, trùng tu, tôn tạo để nâng tầm di tích. Trong đó có điểm du lịch tâm linh cũng rất nổi tiếng là đền Phúc Khánh, đồn Phố Ràng, khu Căn cứ cách mạng Việt Tiến, đền Nghĩa Đô… đều là nơi ghi dấu những trang sử về công cuộc đấu tranh gìn giữ nền độc lập dân tộc trên mảnh đất Bảo Yên.

Từ đầu năm 2022 đến nay, ngành du lịch chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn trong điều kiện bình thường mới. Nhờ đó, 9 tháng đầu năm, khách du lịch đến với Bảo Yên ước đạt khoảng 839.000 lượt khách, trong đó có đóng góp khoảng 98% là khách đến tham quan, chiêm bái tại các điểm du lịch tâm linh. Loại hình du lịch này, đã đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của địa phương. Người dân được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ khách tại các điểm du lịch tâm linh như sắp lễ, bán hàng lưu niệm, vàng mã, tiêu thụ sản vật địa phương, dịch vụ vận chuyển, phục vụ ăn uống. Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ.

Với lợi thế đó, trong thời gian tới, Bảo Yên từng bước phát triển thành trung tâm du lịch tâm linh của khu vực Tây Bắc và cả nước, gắn kết với các sản phẩm du lịch đặc trưng là thế mạnh của tỉnh, của huyện như: Du lịch lịch sử, thực hành tín ngưỡng thờ mẫu, du lịch văn hóa, lễ hội; phát triển du lịch tâm linh gắn liền với việc quảng bá hình ảnh miền đất, văn hóa truyền thống, con người Bảo Yên; giải quyết việc làm, xây dựng các sản phẩm du lịch, dịch vụ của huyện có uy tín trên thị trường; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội... Huyện Bảo Yên phấn đấu đến năm 2025, tổng lượng khách du lịch đến địa bàn đạt 2,5 triệu lượt người, doanh thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng.

Để du lịch tâm linh phát triển, Bảo Yên đã xây dựng chuỗi các hoạt động tín ngưỡng tâm linh trải dài trong suốt năm nhằm thu hút du khách, đổi mới việc tổ chức Lễ hội đền Bảo Hà, tạo thành chuỗi sự kiện du lịch nổi bật trong vùng. Tổ chức các sự kiện với các nội dung chủ yếu là thực hành tín ngưỡng thờ mẫu, nghệ thuật hát chầu văn, nghệ thuật ẩm thực. Đồng thời, mở rộng quy mô, thời gian tổ chức lễ hội đền Bảo Hà theo hướng liên kết chuỗi các sự kiện du lịch tâm linh trên địa bàn huyện. kết nối với các điểm du lịch tâm linh dọc sông Hồng; tổ chức cuộc thi nghệ thuật hát chầu văn, xây dựng gian hàng quảng bá các sản phẩm tiêu biểu của huyện tại di tích đền Bảo Hà; khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh sản phẩm du lịch đặc trưng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hóa truyền thống của các dân tộc, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch tâm linh. Từ đó, phát huy lợi thế, phát triển du lịch tâm linh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, gắn với phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Q.VY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top