Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Du lịch

29 Tháng Ba 2024

Phát triển du lịch chùa Khmer

Thứ Hai 05/12/2022 | 11:04 GMT+7

VHO -Vùng đồng bằng sông Cửu Long nhiều ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo, rực rỡ sắc màu, đa dạng loại hình nghệ thuật gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của đồng bào Khmer là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc của đồng bào Khmer. Trong đó, việc phát huy bản sắc văn hóa, giá trị của chùa Khmer để thu hút du khách là những tín hiệu đáng mừng.

 Du khách thích thú với những điệu múa Apsara do Đội Văn hóa văn nghệ Khmer chùa Xiêm Cán biểu diễn

Thời gian qua, các tỉnh có đông đồng bào Khmer kết hợp với du lịch và văn hóa Khmer để khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đã tạo ra những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn mang tính đặc thù của đồng bào dân tộc. Để khai thác hiệu quả lợi thế này, nhiều chùa Khmer đã và đang tạo điều kiện cho phật tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm, những giá trị văn hóa của đồng bào Khmer, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào, đồng thời tạo nên sản phẩm văn hóa đặc sản địa phương.

Minh chứng như tại chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, ở khóm 2, Phường 5, TP Sóc Trăng (Sóc Trăng), gần đây nơi trang điểm và cho thuê trang phục dân tộc truyền thống Khmer tại điểm du lịch chùa đã và đang thu hút nhiều du khách gần xa đến thuê đồ để chụp ảnh lưu niệm, để được một lần hóa thân thành cô gái Khmer duyên dáng... Chị Thạch Thị Tha Sa Ry, phụ trách điểm cho thuê trang phục truyền thống dân tộc Khmer ở Phường 5, TP Sóc Trăng cho biết, mở tiệm trang điểm và cho thuê trang phục dân tộc tại điểm chùa được hơn 2 năm nay. Gia đình tôi có tâm ý là muốn giới thiệu trang phục truyền thống của dân tộc đến du khách gần xa. Nhờ được sư cả chùa ủng hộ tạo điều kiện có nơi kinh doanh và có thêm thu nhập cho gia đình. “Khi mới mở, tôi vừa may vừa cho thuê đồ, còn bây giờ tôi không có thời gian may nữa mà phải nhờ thêm anh, em trong gia đình giúp. Thời gian gần đây, vào những ngày cuối tuần hay lễ hội nhiều đoàn du khách gần xa đến tham quan chùa, chiêm bái Phật nằm và thuê trang phục truyền thống chụp ảnh”, chị Sa Ry chia sẻ..

Hiện nay, các tỉnh khu vực ĐBSCL có nhiều Đội văn nghệ được Ban quản trị chùa thành lập và đi vào hoạt động, nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa vốn có của người Khmer, đồng thời phục vụ người dân địa phương và du khách gần xa đến thưởng ngoạn cảnh chùa. Những năm gần đây, du khách đến chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) không chỉ bị thu hút trước lối kiến trúc lộng lẫy, nhiều màu sắc của ngôi chùa, mà còn tỏ ra thích thú “đắm say” thưởng thức những điệu múa Khmer mượt mà, uyển chuyển do các thiếu nữ xinh đẹp của Đội Văn hóa - văn nghệ Khmer chùa Xiêm Cán biểu diễn.

Chị Thạch Thị Tha Ry, Đội trưởng Đội Văn hóa văn nghệ Khmer chùa Xiêm Cán cho biết: “Tôi đã đam mê và gắn bó với nghệ thuật dân tộc từ bé đến giờ, nên muốn truyền ngọn lửa đam mê ấy cho các bạn trẻ để các em có cơ hội phát huy năng khiếu và kế thừa, gìn giữ giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Từ khi có đội văn nghệ, người dân địa phương và du khách đến chùa ngày càng nhiều hơn. Đó là tín hiệu đáng mừng, vì nghệ thuật Khmer vẫn còn nguyên sức sống mãnh liệt... “Tôi nguyện đem hết khả năng của mình để giúp du khách cảm nhận được vẻ đẹp trong điệu múa, lời ca của dân tộc Khmer. Tôi thấy vui vì đã góp một phần nhỏ trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc mình”, chị Tha Ry chia sẻ.

Hiện nay, tại nhiều chùa Khmer có nhiều hoạt động phục vụ cho du khách đến tham quan, trải nghiệm, khám phá đây được xem là một nét mới bước đầu tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách. 

 PHƯƠNG MINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top