Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Gia đình

29 Tháng Ba 2024

Chúng ta ở đâu khi con chúng ta xem livestream vô bổ?

Thứ Sáu 18/06/2021 | 10:47 GMT+7

VHO- Ngày nay, chỉ cần một thiết bị điện thoại thông minh, có kết nối Internet, thì cả thế giới với đứa trẻ là thông qua màn hình smartphone.

Sẽ như thế nào khi trẻ  hồn nhiên xem livestream của Phương Hằng?

Thỉnh thoảng, tôi đã từng bắt gặp con tôi xem những chương trình rất bạo lực, có hình ảnh đâm chém, lúc là những clip hài rất nhảm, thô tục... Và việc tôi phải nhắc nhở con là thường xuyên...

Nhưng vừa qua, miết mải với việc chạy tiến độ công việc và song song với hoàn thành Luận án, tôi có ít dành thời gian cho con hơn. Rồi một hôm, tôi về sớm hơn thường lệ, thì thấy cả hai đứa chúi đầu vào nhau, say sưa xem livestream của Phương Hằng. Với cá nhân tôi, từ livestream đó phát ra âm thanh rất chói tai, khó nghe nên không đủ kiên nhẫn nghe hết nổi 1 câu. Ấy vậy mà con lớn của tôi bảo: “Mẹ ơi, bà này “chửi” hay lắm, toàn “bóc phốt” nghệ sĩ xịn, rất nhiều người xem nè!”... Thằng nhỏ còn hớn hở hỏi: “Mẹ ơi, “bóc phốt” là gì? “Bóc phốt” có phải là tốt không?”...

Ôi các con tôi! Rồi cũng phải dành thời gian giải thích cho các con hiểu, rằng việc lên mạng xã hội chê bai, chế giễu và nói nặng lời về người khác là hoàn toàn không tốt, rằng nếu ai sai thì sẽ bị xử lý theo pháp luật và nếu ta thấy ai sai thì báo công an. Hoặc đơn giản như ở trường, lớp mình, nhìn thấy việc sai ta nên khuyên bảo, sau đó thì báo với thầy, cô một cách trung thực... Có thể con tôi sẽ chẳng thể hiểu ngay, nhưng tôi vẫn phải kiên nhẫn giải thích, từng chút, từng chút. Chúng không thể hiểu vì sao hành vi “lệch chuẩn” kiểu đó lại được đám đông tán dương? Và cũng không biết sự thực “đám đông” với con số hàng trăm, ngàn kia là thực hay là ảo?...

Nhưng có điều chắc chắn là, chỉ cần chúng ta lơ đễnh, chỉ cần chúng ta chủ quan, những thứ “rác văn hoá” vô bổ sẽ ngấm dần vào trí não non nớt của con trẻ. Chúng chưa đủ sức đề kháng để thanh lọc thông tin xấu. Và biết đâu đến một ngày, chúng sẽ nghĩ việc thoá mạ người khác trên mạng kiểu như thế là... bình thường?

Sự cấm đoán con trẻ với smartphone một cách tuyệt đối chưa chắc đã là tốt. Điều cần nhất là dạy con phương pháp “lọc thông tin”, tất nhiên phải tuỳ theo từng độ tuổi. Yêu con và cứ gần con, cha mẹ nào cũng sẽ tìm được những bài học lớn lên cùng con một cách hữu ích, hiệu quả. Và đó cũng là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của những người làm cha, làm mẹ.

Vì vậy, sau mỗi ngày đi làm hoặc khi rảnh, bố mẹ hãy buông điện thoại, rời màn hình và dành thời gian bên con, chơi cùng chúng và hướng dẫn chúng chọn lựa trên smartphone hoặc thiết bị điện tử thông minh những chương trình phù hợp với lứa tuổi. Tôi chắc chắn sẽ làm thế, còn bạn?...

TRANG LÊ

Print

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top