Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
28 Tháng Ba 2024

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ Quảng Nam

Thứ Hai 29/10/2018 | 09:41 GMT+7

VHO- Sở VHTTDL Quảng Nam vừa tổ chức hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật tuồng cổ Quảng Nam”, qua đó cho thấy nguy cơ mai một giá trị, thiếu hụt lực lượng kế cận đang hiện rõ.

Ảnh minh họa: T.T.S

Nhiều ý kiến tại hội thảo nhận định, tuồng xứ Quảng có sự thừa hưởng từ nghệ thuật tuồng cung đình Huế, lại có sự giao thoa với tuồng Bình Định. Sân khấu tuồng là không gian diễn xướng kết hợp hoàn hảo rất nhiều yếu tố nghệ thuật, từ tích tuồng vở diễn, âm nhạc, vũ đạo, làn điệu, phục trang, hóa trang,.. để có thể mang đến cho công chúng những vở diễn giá trị. Hiện ở Quảng Nam còn khá đông người mê tuồng với những gánh tuồng của gia đình, địa phương diễn đều đặn. Giữ được những nét riêng của tuồng Quảng Nam cũng là cách để tuồng được sống, bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo trên sân khấu và trong đời sống hôm nay.

Ông Trương Nguyên Ngã, Hội VHNT Quảng Nam, nhận xét, các đội tuồng với những diễn viên “chân đất” nhưng diễn rất “chất” với niềm đam mê bộc lộ ra từ điệu hát, trang phục, vũ đạo,… khiến những khán giả yêu tuồng thật sự yêu thêm bộ môn nghệ thuật này.

Ông Hồ Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Nam, cho biết hiện ở Quảng Nam có khoảng 20 đơn vị tuồng hoạt động khá thường xuyên. Tuy nhiên, nguy cơ mai một, thiếu lực lượng kế thừa, không có không gian diễn xướng... đang là nỗi lo thường trực đối với những người tâm huyết với bộ môn nghệ thuật này. NSƯT Nguyễn Quỳnh, Chủ tịch Hội Bảo trợ tuồng huyện Duy Xuyên nhấn mạnh việc đưa tuồng vào trường học với dự án “Sân khấu học đường” để đào tạo lớp kế thừa, để tuồng có thể khẳng định, duy trì trong đời sống xã hội.

Một số giải pháp cũng được đề xuất tại hội thảo nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật tuồng cổ một cách hiệu quả hơn như kêu gọi sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền nhằm khuyến khích, tạo “đất sống” cho tuồng.

Việc tổ chức chương trình thực hành di sản - biểu diễn các trích đoạn tuồng cổ cũng là cách để các địa phương, các CLB tuồng có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, từ đó nâng cao hoạt động sáng tác và biểu diễn, phát huy giá trị nghệ thuật tuồng cổ.

KHÁNH CHI

Print
Tags:
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top