Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Trăn trở của người "săn" chó thả rông chuyên nghiệp tại Hà Nội

Chủ Nhật 02/12/2018 | 15:15 GMT+7

VHO- Như thường lệ, hơn một năm nay, mỗi khi thực hiện nhiệm vụ, từ tờ mờ sáng, ông Phạm Văn Bình (48 tuổi) đã có mặt tại tại trụ sở UBND phường Hạ Đình, Khương Đình... (Thanh Xuân, Hà Nội) chuẩn bị các thủ tục để chuẩn bị lên đường "săn bắt chó thả rông, không rọ mõm".

Ông Bình cùng 5 người khác (chủ yếu là bảo vệ tổ dân phố, cán bộ thú y) chia nhau dùng 3 chiếc xe máy và xách theo 3 cây vợt sắt lưới dù chạy lòng vòng trên các tuyến đường, ngõ phố, đặc biệt là khu vực ao, hồ để “săn” chó thả rông.

Ông Phạm Văn Bình đang đưa một con chó thả rông trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội) vào lồng sau khi bắt được. Ảnh: T.A

Tại con ngõ trên đường Nguyễn Xiển, phát hiện 3 con chó lang thang, không rọ mõm, không bị xích, cũng không có người trông coi... nhanh như cắt, ông Bình rượt theo dùng vợt tóm gọn 2 con chó.

"Con chó cũng như con người đều có huyệt, mình phải bắt được "điểm yếu" đó để khống chế, không để nó quay lại cắn mình", người đàn ông sinh năm 1970 nói.

Tiếp câu chuyện, ông Bình cho biết, ông đã có kinh nghiệm tham gia bắt chó từ 20 năm trước, trước đây, ông có một thời gian dài tham gia bắt chó tại miền Nam. "Trong đó, chúng tôi được tổ chức chuyên nghiệp, đi bắt bằng ô tô, trên xe có lồng để nhốt chó. Mỗi ngày bắt được cả tấn, có con nặng tới 40 kg", ông Bình nói và cho rằng, việc bắt chó không phải ai cũng làm được, thao tác phải nhanh, gọn... quan trọng nhất là phải "không sợ chó". 

Mặc dù là người có nhiều kinh nghiệm, nhưng ông Bình cũng không tránh khỏi việc nhiều lần bị chó cắn vào chân. Song ông cho rằng, trước khi đi bắt chó, ông và các thành viên trong đội phải ký giấy tờ cam kết, tiêm phòng đầy đủ. Riêng ông đã truyền huyết thanh để kháng các loại bệnh về dại nên rất tự tin trong việc bắt chó.

Dụng cụ bắt chó của đội phản ứng nhanh, săn bắt chó thả rông trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội vẫn còn thô sơ. Ảnh: T.A 

Theo ông Bình, mỗi lần phường “ra quân” thực hiện nhiệm vụ đều bắt được những con có thả rông, không không rọ mõm. Việc này được nhiều người dân ủng hộ, tuy nhiên do nhiều người không hiểu khi thấy chó bị bắt đã đe dọa, thậm chí bị đánh”. "Tôi hi vọng người dân ý thức hơn trong việc chấp hành quy định chăn, nuôi chó, dắt chó tại nơi công cộng để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người dân xung quanh", ông Bình bày tỏ.

Ghi nhận của PV cho thấy, độ tuổi của các thành viên săn bắt chó thả rông tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) có độ tuổi từ 50-60, dụng cụ săn bắt thô sơ, không có đồng phục nhận diện cũng như các vật dụng bảo hộ, công việc vất vả, nếu sơ sẩy là bị chó tấn công. 

Đặc biệt, sự an toàn, đảm bảo tính mạng của những người này chủ yếu trông chờ vào những mũi tiêm phòng dại trước đó. “Khó khăn nhất là phương tiện bắt và  anh em chưa có kinh nghiệm, hiện các thành viên tạm thời dùng lưới bắt nên khó vất vả”, ông Vũ Quang Minh - Đội trưởng Đội bắt chó thả rông phường Hạ Đình bày tỏ. 

Được biết, trước khi chọn người bắt chó, các phường trên địa bàn quận Thanh Xuân đã dán thông báo tại các khu dân cư để lựa chọn người có tiêu chuẩn và những người được tuyển chọn sẽ được tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên, lực lượng chủ yếu vẫn là bảo vệ tổ dân phố, dân phòng.

Bà Mai Thị Lan Hương – Trạm trưởng Trạm Thú y quận Thanh Xuân các thành viên tham gia các tổ, đội này trên tinh thần tự nguyện, được nhân viên thú y quận hướng dẫn cách bắt chó. Do hoạt động này mới chỉ mang tính chất thí điểm, chưa có nhiều kinh phí để hỗ trợ đầy đủ, phường sẽ chi trả kinh phí hỗ trợ cho các thành viên, trung bình từ 50 – 100 nghìn đồng/ buổi.

“Đây chủ chủ yếu là để tuyên truyền người dân không thả rông chó, chó thả ra rọ mõm”, bà Hương nói và cho biết, những con chó bắt về sẽ tạm thời giữ ở phường, nếu sau 48 tiếng không có người nhận thì được tiêm phòng và chuyển sang Trung tâm bảo vệ động vật ở Sóc Sơn hoặc một trung tâm của Bộ Khoa học và Công nghệ. 

Khi chủ chó tới nhận sẽ phải đem theo CNMD và giấy tiêm phòng của chó, nếu chưa tiêm phòng, phường sẽ tiêm với mức phí rất rẻ, chưa tới 20.000 đồng, việc tiêm phòng được thực hiện định kỳ hàng tháng hoặc ngày nào cũng có thể tới tiêm cho chó.

Hà Nội cử cán bộ vào TP.HCM học tập mô hình bắt chó thả rông

Chi cục thú y thành phố Hà Nội vừa thông tin về việc thành lập đội săn bắt chó thả rông, sau khi đề xuất này được UBND thành phố phê duyệt. Theo đó, Hà Nội dự kiến thành lập đội bắt chó chuyên nghiệp, có trang bị xe, dụng cụ chuyên dụng.

Chó lang thang, không rọ mõm, không có chủ đi cùng ở những nơi công cộng sẽ bị bắt và mang về phường. Sau 48 tiếng, nếu không có chủ đến nhận và nộp phạt, chúng sẽ bị tiêu hủy.

Đội săn bắt chó thả rông được thành lập sau khi Hà Nội tham khảo mô hình của TP.HCM. Một số cán bộ của Hà Nội cũng được cử vào TP.HCM để học hỏi, nhằm đưa ra phương án thực thi phù hợp với điều kiện của Hà Nội.

Theo Dân Việt

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top