Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
28 Tháng Ba 2024

Thị thực vàng đe dọa an ninh châu Âu

Thứ Sáu 12/04/2019 | 10:01 GMT+7

VHO-Chương trình thị thực vàng cho phép các nhà đầu tư bên ngoài liên minh châu Âu nhận được thẻ cư trú tại châu lục này khi đầu tư vào bất động sản.

Trung Quốc dẫn đầu

Đối với các quốc gia nằm ngoài khối Liên minh châu Âu (EU), chương trình thị thực vàng vốn được xem như cửa ngõ để có cơ hội định cư tại châu lục này. Thị thực vàng, nổi lên như một sự lựa chọn hấp dẫn cho tất cả mọi người với yêu cầu về thời gian cư trú giảm ở mức thấp nhất cùng với việc chứng minh nguồn tiền dễ dàng, Hy Lạp và Bồ Đào Nha là hai quốc gia đã chứng minh được ưu thế nổi bật.

Trong khi đó, các nhà đầu tư Trung Quốc là đối tượng đi đầu trong làn sóng bùng nổ thị thực vàng tại Bồ Đào Nha và Hy Lạp cũng như nhiều nước châu Âu khác, nơi có giấy phép cư trú được cấp cho công dân các quốc gia ngoài EU tăng 46% vào năm ngoái. Kể từ khi ra mắt chương trình thị thực vàng cho đến cuối năm 2018, có tổng số 3.892 suất visa đã được cấp, trong đó, số thị thực được cấp vào năm ngoái là 1.399 suất, tăng 961 suất so với năm 2017. Chỉ trong quý đầu tiên của năm nay đã có thêm 262 suất visa được ban hành. Theo số liệu được cung cấp bởi Bộ Chính sách di cư, các nhà đầu tư Trung Quốc chiếm 58% những người được hưởng thị thực vàng, tương đương với 2.416 suất visa. Trong số 1.665 thị thực vàng được cấp kể từ tháng 1 năm 2018, 1.300 suất thuộc về các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc, tương đương với 78%.

Trước đó, vào tháng 3 năm nay, chính phủ Hy Lạp đã đưa ra một dự luật trước Quốc hội, theo đó mở rộng các tiêu chí của chương trình thị thực vàng. Các công dân ngoài EU sẽ có cơ hội được cấp giấy phép cư trú trong vòng 5 năm, với điều kiện họ đầu tư ít nhất 400.000 euro vào các công ty Hy Lạp hoặc mua trái phiếu chính phủ thông qua ngân hàng quốc gia.

Hy Lạp là một trong những nước tiên phong thực hiện chương trình

Một giải pháp phục hồi kinh tế?

Trên thực tế, các quốc gia chịu khủng hoảng khác như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong nhiều năm trở lại đây đã sử dụng thị thực vàng như một biện pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư và đấu tranh phục hồi kinh tế. Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đã góp phần làm bùng nổ thị trường bất động sản Bồ Đào Nha thông qua chương trình thị thực vàng. Theo số liệu từ Bộ Nội vụ nước này, có tới 6.498 công dân từ các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu được cấp thẻ cư trú kể từ khi Bồ Đào Nha đưa ra chính sách này vào năm 2012 và tạo ra 3,97 tỉ euro (4,7 tỉ USD) đầu tư. Trong số đó có tới 3.936 nhà đầu tư là công dân Trung Quốc, tiếp theo đó là Brazil với 581 người và Nam Phi với 259 người.

Tương tự với Hy Lạp, chương trình thị thực vàng của Bồ Đào Nha cho phép công dân các nước ngoài khối châu Âu có cơ hội cư trú bằng hình thức đầu tư bất động sản ít nhất 500.000 euro. Khoản tiền này sẽ cho phép các nhà đầu tư xin visa cư trú và miễn thị thực khi di chuyển tới khu vực Schengen của châu Âu. Một số quốc gia khác như Tây Ban Nha, Malta và Síp cũng có các chương trình thị thực vàng phù hợp với tình hình chính trị và xã hội.

Chính vì vậy, công dân Trung Quốc, đặc biệt là “giới siêu giàu” của nước này hiện đang coi các quốc gia châu Âu cấp thị thực vàng như một điểm đến tiềm năng thay thế cho Hoa Kỳ, khi việc xin thị thực nhập cư tại quốc gia này mất khá nhiều thời gian. Chính vì vậy, sức hấp dẫn của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm nhiệt với nhiều công dân Trung Quốc. Theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, thị thực được cấp cho các đối tượng có quốc tích Trung Quốc vào năm ngoái theo chương trình nhập cư đầu tư có tên EB-5 đã giảm gần một nửa so với mức cao điểm vào năm 2014.

Tuy nhiên, vào đầu năm nay, Ủy ban châu Âu đã công bố một báo cáo kêu gọi các nước thành viên hạn chế việc cấp thị thực và hộ chiếu vàng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ủy ban châu Âu cho biết, một số chương trình thị thực được ban hành bởi các quốc gia này đã tạo ra những mối nguy hiểm đối với an ninh châu Âu. Ủy ban cũng cho biết, việc sử dụng tiền mặt để đổi lấy quyền nhập cư và tự do đi lại trong châu Âu sẽ mang lại nhiều mối nguy hại, bao gồm cả khả năng thâm nhập của các nhóm tội phạm không thuộc châu Âu, cũng như các rủi ro liên quan đến rửa tiền, tham nhũng và trốn thuế.

Vào tháng 12 năm nay, chính phủ Anh đã tuyên bố sẽ ngừng cấp thị thực cấp 1 cho các nhà đầu tư trên thế giới, đồng thời đưa ra một lộ trình nhanh chóng để giải quyết cho những công dân nước ngoài đã đầu tư hàng triệu USD vào nước này trong thời gian bộ quy tắc mới đang được xây dựng. Chính vì vậy, báo cáo và kế hoạch hành động của EU đã đưa ra các đề xuất cho một nhóm chuyên gia với yêu cầu theo dõi cách thức hoạt động của chương trình thị thực vàng tại các nước thành viên, nhằm phát triển hệ thống an ninh chung vào năm nay. Ủy viên Liên minh châu ÂU, bà Věra Jourová cũng cho biết, trong tương lai, những công dân có quốc tịch EU phải là những người có mối liên hệ thực sự với các quốc gia thành viên.

  MAI ANH

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top