Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Làm thêm tối đa 400 giờ/năm có phù hợp?

Thứ Sáu 03/05/2019 | 09:19 GMT+7

VHO- Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi được Bộ LĐ,TB&XH vừa công bố để lấy ý kiến rộng rãi. Đáng lưu ý là dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi dự kiến mở rộng khung thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và NLĐ về làm thêm giờ lên tối đa 400 giờ/năm. Việc quy định thời gian làm thêm giờ lên tối đa 400 giờ/năm sẽ đáp ứng đông đảo nguyện vọng của công nhân, nhằm kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Đồng thời, cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm các hợp đồng kinh tế mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp…

Ảnh minh họa: LĐ

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là giữa NLĐ và người sử dụng lao động phải có thỏa thuận về việc làm thêm giờ, bởi rất nhiều trường hợp NLĐ không muốn làm thêm giờ nhưng chủ sử dụng lao động bắt ép phải làm thêm giờ, nếu không chấp thuận sẽ bị chủ sử dụng lao động trừ lương hoặc sa thải… Nếu tăng thời gian làm thêm giờ lên tối đa 400 giờ/năm sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của NLĐ. NLĐ cần phải có thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình, chứ không phải thường xuyên làm thêm giờ, nhất là NLĐ nữ có con nhỏ hoặc gia đình có người đau ốm phải chăm sóc. Nhiều NLĐ chỉ vì giờ giấc làm việc khắc nghiệt (thường xuyên tăng ca) nên khó có thể tìm được hạnh phúc gia đình. Đối với công việc, ngành nghề nguy hiểm, độc hại nếu phải thường xuyên tăng giờ làm thì tuổi đời lao động của NLĐ là rất ngắn sẽ gây ra gánh nặng cho xã hội. 

Việc quy định làm thêm giờ lên tối đa 400 giờ/năm sẽ tạo cơ hội cho chủ sử dụng lao động chủ động hơn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình nhưng không phải vì thế mà các chủ sử dụng lao động ký kết các hợp đồng sản xuất, kinh doanh vượt quá khả năng như thiếu NLĐ hoặc cơ sở vật chất không đảm bảo… 

Để hoàn thành hợp đồng, chủ sử dụng lao động có thể bắt buộc công nhân phải thường xuyên làm thêm giờ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của NLĐ, trong khi đó quyền lợi của NLĐ chưa được đảm bảo tương xứng. Việc tăng giờ làm việc trong năm phải do chính NLĐ quyết định, nếu NLĐ cảm thấy đảm bảo sức khỏe, sắp xếp ổn thỏa công việc gia đình và thỏa thuận thống nhất với chủ sử dụng lao động về các quyền lợi có liên quan khi làm thêm giờ. 

Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi quy định làm thêm giờ lên tối đa 400 giờ/năm là phù hợp, trong bối cảnh điều kiện kinh tế của đất nước và nhu cầu muốn tăng thêm thu nhập của NLĐ. Nhưng việc thỏa thuận làm thêm giờ của NLĐ và chủ sử dụng lao động phải đảm bảo các quy định của pháp luật về khung giờ làm tối đa/năm; phải có chế độ, chính sách để đảm bảo sức khỏe cho NLĐ, tạo điều kiện cho NLĐ tham gia vào các hoạt động xã hội khác, đặc biệt là dành thời gian chăm sóc gia đình, giáo dục con cái…

ĐỖ VĂN NHÂN 

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top