Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Đầu tư cho y tế không chỉ nên dựa vào nguồn ngân sách

Thứ Hai 06/05/2019 | 10:28 GMT+7

VHO- Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng cao, nhất là nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao. Đây chính là cơ hội cho việc đầu tư các dịch vụ y tế cao cấp đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước thì sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn của người dân.

 Nhiều nhà đầu tư đã được hưởng lợi

Với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa y tế của Chính phủ, kể từ năm 2015 đến nay, làn sóng đầu tư vào lĩnh vực y tế ở Việt Nam ngày càng tăng. Nhất là việc liên kết, hợp tác để thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khám chữa bệnh, chuyển giao công nghệ, đào tạo đội ngũ y bác sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Theo bác sĩ Dilshaad Ali, Cố vấn chuyên môn của DG Medical cho rằng, Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của người dân ngày một tăng cao, nhiều gia đình đã chi mạnh tay cho tiêu dùng, trong đó có các khoản chi về y tế. Đây chính là cơ hội để các tập đoàn đầu tư vào các dịch vụ y tế cao cấp đáp ứng nhu cầu đó. Thực tế việc cho phép thu hút đầu tư trong lĩnh vực y tế phát triển các chuyên khoa của bệnh nhân và nhu cầu của người dân ngày càng tăng đối với dịch vụ y tế cao cấp. Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu được hưởng lợi khi đầu tư vào hệ thống khám chữa bệnh.

 Bác sĩ khoa tai mũi họng Bệnh viện tư nhân Hồng Đức đang khám cho người bệnh

Bên cạnh thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phát triển y tế, hằng năm, Nhà nước cũng chi một khoản lớn ngân sách cho việc này. Số liệu Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho thấy, mỗi năm tổng chi toàn xã hội cho chăm sóc sức khỏe với GDP ngày một tăng, tốc độ chi ngân sách nhà nước cho y tế đã cao hơn tốc độ chi bình quân chung của ngân sách nhà nước chiếm 7-8% tổng chi ngân sách.

Mặc dù vậy, theo TS.BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, hiện nay nhu cầu khám chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế của người dân càng tăng, nên nguồn cung ứng các dịch vụ phải tăng theo để đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên vấn đề cốt lõi là tìm nguồn vốn ở đâu để phát triển, bởi nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước thì sẽ không đáp ứng kịp với nhu cầu ngày càng tăng lên của người dân.

Nguồn vốn đầu tư vẫn chưa tương xứng

Thực tế nhằm giảm bớt nguồn chi từ ngân sách cho y tế, những năm qua chính sách xã hội hóa, hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế được nhà nước hết sức quan tâm. Cụ thể Chính phủ đã ưu tiên ngân sách, nguồn vốn ODA, trái phiếu chính phủ để đầu tư cho hệ thống khám chữa bệnh. Với chính sách đó đã có hơn 60.000 tỉ đồng đầu tư cho các dự án cải tạo, xây dựng, nâng cấp bệnh viện, trang thiết bị y tế phục vụ người dân.

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia y tế nhận định, với chủ trương xã hội hóa y tế, chúng ta đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực này nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như: chính sách chưa rõ ràng, sự bất bình đẳng giữa y tế công và y tế tư, chính sách bảo hiểm xã hội… nhất là thiếu cơ chế chính sách đảm bảo cho nhà đầu tư khiến cho nguồn vốn đầu tư vào y tế vẫn chưa tương xứng.

Đề cập vấn đề này, ông Dilshaad Ali cho rằng, nhu cầu khám chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao của người dân ngày càng tăng thì đầu tư vào y tế ở Việt Nam là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn, được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên điều các nhà đầu tư cảm thấy băn khoăn đó là thủ tục đầu tư trong lĩnh vực này vẫn còn rườm rà. Do đó, Việt Nam cần đơn giản hóa các thủ tục, tạo ra môi trường thuận lợi để ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.

Trước thực trạng trên, Sở Y tế TP.HCM cho rằng: Bộ Y tế cần sớm ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện trong lĩnh vực y tế về hợp tác công tư. Bên cạnh đó thành phố cũng sẽ tổ chức tư vấn chuyên về hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế để giúp các bệnh viện công lập mạnh dạn triển khai các đề án đầu tư phát triển bệnh viện thời gian tới. Bởi theo PSG.TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, để phát huy sức mạnh và tính hiệu quả của hệ thống y tế trên địa bàn thành phố thì hoạt động kết nối cùng phối hợp giữa bệnh viện công và tư là hết sức quan trọng. Sự kết nối này sẽ đem lại hiệu quả to lớn là giúp giảm được tình trạng quá tải, người dân được chăm sóc và hưởng các dịch vụ y tế tốt hơn. Điều này phù hợp với chủ trương xã hội hóa y tế của thành phố. 

HIẾU NGUYỄN

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top