Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch

Thứ Tư 15/05/2019 | 10:24 GMT+7

VHO- Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng vừa có buổi làm việc với các lãnh đạo chủ chốt của Tổng cục Du lịch về những nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2019 nhằm giữ mức tăng trưởng của các thị trường trọng điểm và hoàn thành nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao.

Gian hàng của Việt Nam tại ITB Đức 2019

Thứ trưởng yêu cầu toàn ngành Du lịch tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững; đặc biệt chú trọng việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch hoạt động, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực; đẩy mạnh hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước. Trong đó, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Xây dựng kế hoạch triển khai các đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, Cơ cấu lại ngành Du lịch, Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; xây dựng Đề án về Phát triển kinh tế du lịch gắn với xây dựng Nông thôn mới; triển khai Kế hoạch thực hiện Nghquyết số 02/NQ-CP ngy 1.1.2019 của Chính phủ về tiếp tc thực hiện những nhiệm v, giải php chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cnh tranh quốc gia năm 2019 trong lĩnh vực du lịch; hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một sđiu của Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một sđiu ca Luật Du lịch; xây dựng dự thảo Quyết định của Thtướng Chính phban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương biên giới phát triển du lịch kết hợp với bo tồn văn hóa dân tộc thiểu số; xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam; xây dựng Tài liệu hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ về Bộ chỉ sNăng lực cạnh tranh du lịch và nhóm chỉ sMức độưu tiên đối với ngnh Du lch; thực hiện hiệu quả các Chương trình xúc tiến du lịch quc gia 2019 Chương trình hành động quc gia vdu lịch 2019

Liên quan đến xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành Du lịch đáp ng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thứ trưởng chỉ đạo ngành Du lịch căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhanh chóng hoàn thiện kế hoạch triển khai, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch của địa phương mình. Trong đó, tập trung vào các nội dung đã được Thủ tướng giao tại quyết định phê duyệt Đề án: chủ trì với các Bộ, ngành, địa phương lồng ghép các nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ các Bộ, ngành, địa phương để tổ chức thực hiện Đề án. Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng hệ thng thông tin thị trưng du lịch; Xây dựng quy chế điu phi hoạt động du lịch theo vùng và mô hình quản lý khu du lịch quc gia; Phát triển đội ngũ ging viên, đào tạo viên trong lĩnh vực du lịch; Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình triển khai thực hiện. Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Đề án.

Đề án này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối năm 2018 tại quyết định số 1685/QĐ- TTg với mục tiêu cơ cấu lại ngành Du lịch nhằm khai thác tối đa lợi thế về sản phẩm, thị trường, các nguồn lực, hệ thống quản lý ngành, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Theo Đề án, đến năm 2025 Việt Nam đón và phục vụ 30- 32 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt 45 tỉ đô la Mỹ, ngành Du lịch đóng góp trên 10% GDP, tạo 6 triệu việc làm, nâng tỷ lệ lao động trực tiếp phục vụ được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng đạt 70%.

Để hoàn thành các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, giữ vững mức tăng trưởng của ngành, Thứ trưởng cho rằng cần tập trung đầu tư kinh phí và nguồn lực con người vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; đồng thời với việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường quản lý điểm đến…

Ngân sách quốc gia dành cho quảng bá, xúc tiến du lịch của nước ta từ nhiều năm nay không tăng lên, so với các nước trong khu vực là quá ít (mỗi năm kinh phí dành cho xúc tiến, quảng bá du lịch của Việt Nam chỉ khoảng 2 triệu đô la Mỹ trong khi các nước trong khu vực dành hàng trăm triệu đô la Mỹ cho công tác này). Ngành Du lịch cứ kẽo kẹt đi quảng bá hết nước này đến nước khác vẫn với số tiền ít ỏi ấy, những con người ấy. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch vì thế còn rời rạc, mờ nhạt.

Trong khi đó, đáng ra phải huy động được các nguồn lực từ địa phương, từ khối doanh nghiệp để tạo thành sức mạnh tập thể, xúc tiến cho ra xúc tiến, quảng bá cho ra quảng bá ở các hội chợ danh tiếng thế giới như: ITB (Đức), MITT (Nga), CITM (Trung Quốc), Travex (ATF), WTM (Anh), Top Resa (Pháp)... Hay ở các roadshow giới thiệu điểm đến ở nhiều thị trường nguồn, thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Âu, ASEAN, New Zealand- Úc, Canada- Mỹ.... cần kêu gọi sự tham gia của các địa phương, Hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan văn hóa… để tạo ra dấu ấn đậm nét của Việt Nam.

Tại Diễn đàn kinh tế tư nhân năm 2019 vừa diễn ra, nhiều doanh nghiệp du lịch cho rằng, hiện nay vẫn còn tình trạng nhà nước đi xúc tiến đằng nhà nước, địa phương đi xúc tiến đường địa phương, doanh nghiệp làm xúc tiến kiểu doanh nghiệp. Nên có khi cùng là quảng bá, xúc tiến du lịch ở một thị trường nhưng mỗi đơn vị đi một đường, không thể hiện sự bài bản, hợp tác cùng có lợi và hiệu quả chưa cao. Rất ít chương trình kết hợp được với các địa phương và doanh nghiệp.

Thứ trưởng Lê Quang Tùng nhấn mạnh việc cần phải tập trung được các nguồn lực và thể hiện rõ vai trò là “người nhạc trưởng” dẫn dắt cuộc chơi của Tổng cục Du lịch ở các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại nước ngoài. Đồng thời, lưu ý Tổng cục Du lịch khi tổ chức roadshow, tham gia hội chợ du lịch quốc tế ở nước ngoài, ngoài việc gặp gỡ, hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp các nước cũng cần tiếp cận và truyền thông tốt trên báo chí ở thị trường đó để hình ảnh Việt Nam được lan tỏa rộng hơn, đến gần hơn với người dân các nước. Ở trong nước, Tổng cục Du lịch phải thể hiện được vai trò “kiến trúc sư trưởng” của ngành trong việc tham mưu xây dựng các thể chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch; nâng cao khả năng cạnh tranh của điểm đến Việt Nam trên thế giới. 

THÚY HÀ

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top