Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Để bảo tàng không còn... “hiện vật cấm sờ”

Thứ Tư 15/05/2019 | 10:35 GMT+7

VHO- Đổi mới trưng bày, hướng đến bảo tàng thông minh để công chúng và du khách có cơ hội được trải nghiệm và tương tác, hưởng thụ văn hóa nhiều hơn là vấn đề sống còn để hệ thống bảo tàng đánh thức tiềm năng vốn có của kho tàng di sản đang lưu giữ. Qua đó, khẳng định mình trong bối cảnh phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt với những thiết chế văn hóa mới ra đời.

 Bảo tàng cần đáp ứng tốt hơn nhu cầu trải nghiệm của công chúng, nhất là thế hệ trẻ Ảnh: HOÀNG HẢI

 Để không bị công chúng “bỏ quên”, hệ thống bảo tàng không thể giữ mãi cách trưng bày truyền thống, mà phải đổi mới công tác trưng bày qua cách tiếp cận, phương pháp diễn giải mới để khách tham quan có thể xem, nghe và tự trải nghiệm. Theo đó, bảo tàng ngày nay nên hướng các nội dung trưng bày về cộng đồng và vì cộng đồng chứ không thể thụ động, chỉ trưng bày các hiện vật, chú thích đầy đủ thông tin, thuyết minh, giới thiệu nội dung trưng bày theo các bài đã được chuẩn bị sẵn; hoặc trưng bày những gì bảo tàng muốn khách tham quan tìm hiểu, các thông điệp mà bảo tàng cho rằng công chúng nên biết.

Không đổi mới, bảo tàng đi… ngủ sớm

Trong một hội thảo về tính tương tác, trải nghiệm từ trưng bày ở bảo tàng vừa diễn ra mới đây, ông Phạm Thành Nam, Giám đốc Bảo tàng Tôn Đức Thắng (TP.HCM) cho rằng, bảo tàng hiện đại cần phải nắm được nhu cầu tìm hiểu, mong muốn học tập, trải nghiệm của công chúng để xây dựng các nội dung, các hoạt động phù hợp với nhu cầu của công chúng tham quan. Đặc biệt, hệ thống bảo tàng trong nước cần hướng đến mô hình bảo tàng thông minh theo xu hướng chung của thế giới nhằm nâng cấp trải nghiệm cho công chúng bằng cách trang bị hệ thống công nghệ cho phép người dùng tương tác và tìm hiểu thông tin một cách trực tiếp. Khách tham quan được tiếp cận các bộ sưu tập của bảo tàng với nhiều hình thức khám phá độc đáo mà không cần diện tích trưng bày lớn, tiết kiệm được chi phí, cũng như thời gian tham quan linh hoạt đang là những thế mạnh nổi trội của các bảo tàng hiện đại trong thời đại kỹ thuật số. Bởi nó cho phép liên kết chặt chẽ và đa dạng hơn giữa hiện vật với bối cảnh, do đó nhiều loại thông tin từ hiện vật được cung cấp giúp người xem hình dung, trải nghiệm và tái tạo lại những giai đoạn lịch sử văn hóa theo điều kiện không gian và thời gian.

Các ứng dụng thông minh còn hỗ trợ biến những hiện vật khô khan trở thành những tư liệu lịch sử vô cùng sống động, giúp khách tham quan được tiếp cận với nhiều hình thức khám phá độc đáo. Bên cạnh việc tra cứu thông tin, bảo tàng tương tác thông minh còn cho phép người tham quan tương tác với các hiện vật, tư liệu thông qua mô hình bảo tàng ảo 3 chiều. Tuy nhiên ở nước ta, số lượng các bảo tàng có những ứng dụng công nghệ cao vẫn còn khiêm tốn, chủ yếu mới ở dạng thô sơ nên chưa phát huy những giá trị của bảo tàng cũng như hấp dẫn công chúng.

 Du khách xem kỹ thuật chuốt gốm tại Bảo tàng Gốm sứ mậu dịch Hội An Ảnh: KHÁNH CHI

Trải nghiệm phải thích ứng với từng đối tượng

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, trong mỗi trưng bày của bảo tàng, dù là trưng bày thường xuyên hay nhất thời cũng đều nên cố gắng tạo ra môi trường để công chúng trải nghiệm. Ngoài trải nghiệm qua trưng bày, bảo tàng cần có nhiều hình thức trải nghiệm khác cho công chúng thông qua các hoạt động biểu diễn, giao lưu với các nhân chứng lịch sử… Các trải nghiệm cũng cần thích ứng, thoả mãn nhu cầu của các đối tượng công chúng khác nhau.

TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM thì nhìn nhận, một trong những thách thức lớn của bảo tàng trong việc đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công chúng hiện nay là phải cạnh tranh với sự ra đời của các thiết chế văn hóa khác như rạp chiếu phim 3D, 4D, khu vui chơi phức hợp, nhà hát… với những đầu tư về nội dung, hình thức và công nghệ số hiện đại. Bên cạnh đó là sự ra đời liên tục của nhiều loại hình bảo tàng khác nhau, dẫn đến sự cạnh tranh giữa bản thân các bảo tàng về tính hấp dẫn và sự khác biệt. Theo TS Tuấn, người quyết định sự sống còn của bảo tàng chính là công chúng, và trong đời sống ngày nay họ có nhiều lựa chọn hơn cho nhu cầu đời sống tinh thần của mình. Công chúng cũng có quyền nhiều hơn về nhu cầu đối với nơi cung cấp món ăn tinh thần cho họ, trong khi đó, nơi mà sự cảm thụ về lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật… thì đôi khi lại mang tính áp đặt, khiên cưỡng. Nói khác đi, bảo tàng đang đứng trước những yêu cầu cạnh tranh trong một môi trường cực kỳ khó khăn

Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông mang tính truyền thống của bảo tàng đã không còn tạo cho du khách sự hấp dẫn. Do đó, bảo tàng nên khuyến khích công chúng tham gia vào hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản với vai trò chủ động, tích cực góp ý thiết kế, xây dựng, tương tác với di sản hơn là chỉ đóng vai trò là người “tiêu dùng” tri thức, thông tin thụ động. Muốn như vậy, bảo tàng phải cung cấp cho khách nhiều cách để học hỏi, trải nghiệm và điều đó có nghĩa là thực đơn của bảo tàng phải thật phong phú, không chỉ cho các nhóm người, gia đình mà còn phải phù hợp đến từng cá nhân, cho phép họ tự chọn cho mình một phương cách mới, một mô hình hoạt động mới để kết nối với thế giới tri thức xung quanh. Để làm nên sự khác biệt, bảo tàng cần sử dụng những câu chuyện xung quanh những bộ sưu tập độc đáo của mình để kể câu chuyện, tạo mối liên hệ với những đối tượng khán giả khác nhau… 

  Dù là trưng bày thường xuyên hay nhất thời cũng đu nên cố gắng tạo ra môi trường để công chúng trải nghiệm. Ngoài trải nghiệm qua trưng bày, bảo tàng cần có nhiều hình thức trải nghiệm khác cho công chúng thông qua các hoạt động biểu diễn, giao lưu với các nhân chứng lịch sử… Các trải nghiệm cũng cần thích ứng, thoả mãn nhu cầu của các đối tượng công chúng khác nhau.

(PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tc hc Việt Nam)

 

 HOÀNG QUÂN

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top