Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Những bông hồng thép trên tuyến lửa

Thứ Sáu 17/05/2019 | 10:12 GMT+7

VHO- Các cô gái trẻ ra chiến trường không sợ cái chết, ra đi không hẹn ngày trở về, nhưng lại có nỗi sợ rất giản đơn như sợ vắt, sợ ma, sợ xấu, sợ rụng tóc... Những câu chuyện cảm động ấy được giới thiệu tại triển lãm “Kiêu hãnh Trường Sơn”, khai mạc sáng qua 16.5, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

 Một góc triển lãm

Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn tổ chức nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (1959 - 2019). Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước có khoảng 18.000 nữ giới tham gia trên tuyến đường Trường Sơn với đủ các lực lượng. Con đường Trường Sơn đã để lại những cái tên trở thành huyền thoại như Mười cô gái TNXP ở Ngã ba Đồng Lộc; Tiểu đoàn nữ chiến sĩ Trưng Trắc của tỉnh Hà Tây; Đội nữ chiến sĩ lái xe mang tên người nữ anh hùng quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Hạnh; Tiểu đoàn vận tải 232 thuộc Cục Hậu cần Quân khu V; hay những cái tên bất tử như Hồ Kan Lịch, La Thị Tám, Nguyễn Thị Huấn, Hồ Thị Thu Hiền, Đinh Thị Thu Hiệp…

Họ là những anh hùng. Nhưng họ cũng là những người con gái. Lời kể cùng chân dung của 60 cựu nữ chiến sĩ, thanh niên xung phong về cuộc sống và chiến đấu nơi tuyến lửa Trường Sơn được hiện lên đầy tính nữ nhưng không kém phần anh dũng, kiên cường. Bà Nguyễn Thị Kim Quy, Quân y Đoàn 559 chia sẻ: “Mỗi lần hành quân chị em cũng băng rừng, vượt dốc như nam giới không hề sợ súng đạn gì cả. Nhưng cứ hành quân ban đêm là chị em gái chúng tôi ai nấy đều sợ ma. Dù vậy để không bị bỏ lại và theo kịp đơn vị chúng tôi phải nhìn theo bóng lân tinh mờ mờ trên mũ của đồng đội đi trước mà nín thở đi theo”. Hay cái thời mà mái tóc dài, đen mượt là một trong những chuẩn mực vẻ đẹp của người con gái, vậy mà “vào chiến trường hay bịsốt rét nên tóc rụng hằng ngày, cóchịrụng trọc cảđầu. Người khóc, người hoảng sợnên không dám chải đầu vìtừng mảng tóc cứrời ra”, bà Nguyễn Thị Oanh, bộ đội Công binh Đoàn 559 nói.

Những năm tháng ấy, những cô gái trẻ đã trải qua những xúc cảm cùng cực nhiều hơn cả một đời người có thể có: yêu thương, căm thù, ám ảnh, mất mát, sợ hãi, nhưng trên hết là sự kiên cường và quyết tâm đánh thắng quân xâm lược. Bà Dương Thị Trình, Trung đội trưởng B3, Đoàn 559 kể: “Ngày mưa nước lớn, ngoài việc lấp những hố bom trên cao, trực barie, chúng tôi còn chuẩn bị đá để khi nước rút là lấp vào những hố bom dưới ngầm Tà Lê. Toàn tuyến đơn vị bảo vệ dài khoảng 8km lúc nào cũng phải bảo đảm thông suốt trong mọi tình huống. Nơi đây là tọa độ lửa bị địch bắn phá ác liệt, ngầm phải xây đi xây lại đến 5 lần. Tháng 3.1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Trung đội đã thốt lên: “Các cô không phải là người thường. Ở nơi như thế này, chỉ có gang thép mới trụ được” và đặt tên cho B3 là “Trung đội nữ công binh thép”...

Chiến tranh đã lùi xa, những cô gái bước ra từ cuộc chiến tiếp tục đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nhưng vẫn không quên nghĩa cử cao đẹp, tri ân tới các đồng đội đã ngã xuống. Cho đến hôm nay, trong họ vẫn mãi tỏa sáng một niềm kiêu hãnh Trường Sơn. Đến với triển lãm, các nữ chiến sĩ, TNXP năm xưa, nay ở nhiều tỉnh, thành khắp cả nước như Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình... tay bắt mặt mừng, cùng nhau xem lại từng bức ảnh, từng kỷ vật chiến trường. Các tài liệu, hiện vật tại triển lãm như đưa họ về lại những năm tháng đạn bom; những kỷ niệm ở đúng khoảnh rừng đó, con suối nọ, trên chiếc xe kia, tại những hố bom này, trong những đêm mùa khô thiếu nước đến hanh hao, hay những ngày ngụp lặn trong mùa mưa cả tháng quần áo không khô… đã được họ xúc động nhắc lại.

 MINH HIẾU

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top