Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Khai mạc triển lãm “Họ Hồ ở miền Tây Thừa Thiên Huế - Lịch sử và nhân chứng”

Thứ Sáu 17/05/2019 | 14:23 GMT+7

VHO- Những hiện vật được trưng bày tại triển lãm là những câu chuyện xúc động về Bác Hồ trong lòng đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sáng ngày 17.5, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề “Họ Hồ ở miền Tây Thừa Thiên Huế- Lịch sử và nhân chứng”. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 129 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2019) và hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày đồng bào dân tộc miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế mang họ Hồ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019).

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế tại triển lãm

Triển lãm đã trưng bày và giới thiệu đến công chứng hơn 250 hiện vật, tư liệu, hình ảnh, tập trung ở 3 nội dung chính: Các dân tộc ở miền Tây Thừa Thiên Huế; Họ Hồ ở miền Tây Thừa Thiên Huế - Lịch sử và nhân chứng; Trên quê hương những người mang họ Bác Hồ.

Phần lớn những hiện vật trưng bày tại triển lãm là hiện vật gốc, được Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế sưu tầm và được nhiều nhân chứng lịch sử của 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới trao tặng trong hơn 20 năm qua. Mỗi hiện vật đều chứa đựng những câu chuyện xúc động về tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào cũng như tình cảm của đồng bào các dân tộc với Bác Hồ; trong đó, có nhiều hiện vật gốc do Bác Hồ đã tặng cho những người con kiên trung là đồng bào dân tộc đã được gặp Bác.

Các  chiến sĩ Bộ đội biên phòng tham quan, tìm hiểu về những kỷ vật được trưng bày tại triển lãm

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Trong gian khổ chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc. Ngoài việc gặp gỡ, trò chuyện, động viên trực tiếp những người con miền Tây Thừa Thiên Huế được ra thăm miền Bắc; Bác còn gửi thư, gửi những kỷ vật từ miền Bắc vào để động viên tinh thần và hỗ trợ người dân nơi đây lao động sản xuất, ổn định cuộc sống. Qua thời gian, giữa đồng bào miền Tây Thừa Thiên Huế và vị lãnh tụ Hồ Chí Minh đã hình thành sự gắn bó mật thiết, chặt chẽ như mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình. Năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây Thừa Thiên Huế đã thương tiếc vô hạn. Và bằng lòng tôn kính Người, đồng bào ở đây đã đồng loạt nhận họ Hồ của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm họ của mình. Đây là một sự kiện lịch sử đáng tự hào của người dân nơi đây, là giá trị tinh thần to lớn để những người con họ Hồ nỗ lực vượt qua khó khăn gian khổ, trong chiến tranh cũng như thời bình làm nên những chiến công vang dội, xứng đáng đáng với tên họ của mình. 

THÙY AN

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top