Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Mạng Internet - công cụ hỗ trợ đắc lực phòng chống dịch bệnh

Thứ Ba 04/02/2020 | 09:12 GMT+7

VHO- Trước thực trạng số bệnh nhân nhập viện tăng mạnh, các tập đoàn công nghệ của Trung Quốc như Alibaba và Tencent đã tung ra các dịch vụ khám bệnh từ xa thông qua các nền tảng riêng của mình.

Lực lượng chức năng tiến hành khử trùng các thiết bị trên một tàu cao tốc ở thành phố Trùng Khánh, miền Tây Nam Trung Quốc

Trong bối cảnh số trường hợp tử vong và nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra tiếp tục tăng tại Trung Quốc, mạng Internet đã trở thành một công cụ hữu hiệu để giảm bớt hoạt động đi lại của người dân, từ đó ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Trước thực trạng số bệnh nhân nhập viện tăng mạnh, các tập đoàn công nghệ của Trung Quốc như Alibaba và Tencent đã tung ra các dịch vụ khám bệnh từ xa thông qua các nền tảng riêng của mình.

Ví dụ, hồi cuối tháng Một vừa qua, ứng dụng Ali Health của Alibaba đã mở một cổng tư vấn chữa bệnh miễn phí trên nền tảng mua sắm Taobao dành cho những người sử dụng ứng dụng này tại thành phố Vũ Hán, tâm điểm bùng phát dịch bệnh.

Hàng trăm bác sỹ chuyên khoa về đường hô hấp đã tham gia trả lời trực tuyến qua ứng dụng này.

Trong khi đó, ứng dụng tin nhắn phổ biến của Trung Quốc - WeChat cũng mở một cổng thông tin cho những người cung cấp manh mối và kiến nghị liên quan tới dịch bệnh.

Trang này sẽ hướng dẫn mọi người tới một ứng dựng chính thức được Quốc vụ viện Trung Quốc được mở ra vào ngày 24.1 nhằm tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị của người dân về những vấn đề liên quan tới kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở các địa phương.

Trong bối cảnh người dân Trung Quốc trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các tập đoàn viễn thông và công nghệ của Trung Quốc như China Mobile và Tencent đã tung ra các dịch vụ miễn phí như tin nhắn video, họp trực tuyến qua video, tư vấn từ xa nhằm tạo thuận lợi cho người dân làm việc ở nhà, không cần phải đến công ty, từ đó làm giảm nhu cầu đi lại.

Bên cạnh đó, các cơ quan chính phủ cũng đang thúc đẩy các hoạt động trực tuyến trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan. 

Ví dụ, tòa án nhân dân tối cao ở tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, đã yêu cầu các tòa án ở mọi cấp trong tỉnh ưu tiên hướng dẫn các bên nộp đơn khiếu kiện, liên lạc với thẩm phản, nộp hồ sơ và tổ chức xét xử hay hòa giải thông qua mạng trực tuyến trong thời gian diễn ra dịch bệnh.

Tương tự, Ủy ban giám sát chứng khoán Trung Quốc và các ban ngành liên quan đã ban hành thông tư hướng dẫn các nhà đầu tư tiến hành giao dịch trên mạng. 

Trong khi đó, tại Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, nhân viên cộng đồng đang sử dụng một ứng dụng trên điện thoại di động tạo thuận lợi cho công việc của họ.

Hu Xiuhua, người đứng đầu một cộng đồng ở quận Giang Can cho biết ứng dụng này đã hỗ trợ đắc lực cho công việc của mình.

Anh nói: "Trong trường hợp chúng tôi cần thông báo cho cộng đồng khác về một cư dân địa phương sẽ bị cách ly tại nhà. Chúng tôi thay vì phải gọi điện thoại như trước đây, nay có thể tải thông tin thông qua điện thoại di động và chia sẻ trực tiếp thông tin này với cộng đồng. Chúng tôi cũng có thể liên lạc với giới chức liên quan ở thành phố Hàng Châu và thậm chí là ở các nơi khác trong tỉnh một cách kịp thời."

Ứng dụng DingTalk của Tập đoàn Alibaba cũng công bố một module về đánh giá tình hình sức khỏe hằng ngày của các nhân viên thông qua việc thu thập nhanh số liệu thông kê mới nhất.

Theo tập đoàn, tính đến ngày 27.1, gần 500.000 các xí nghiệp và tổ chức tại Trung Quốc đã giám sát tình hình sức khỏe của nhân viên thông qua module này.

TTXVN

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top