Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
29 Tháng Ba 2024

Cần chủ động tạo hình hài cho thị trường nghệ thuật

Thứ Sáu 03/12/2021 | 10:12 GMT+7

VHO- Ý kiến gửi đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc vừa qua của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đề cập đến một yếu tố quan trọng trong xây dựng và phát triển nền văn hóa, đó là: Thị trường văn hóa, nghệ thuật. Lĩnh vực này ở Việt Nam dù đã manh nha nhưng đến nay vẫn chưa xác định rõ nét được diện mạo.

 Th trường văn hóa ngh thut Vit Nam cn có nhng bt phá mnh m trong thi gian ti (nh minh họa)

Trong nền kinh tế thị trường, nếu để thị trường văn hóa nghệ thuật phát triển tự nhiên thì những sản phẩm “rác”, thấp kém, câu khách, xa rời văn hóa truyền thống và vi phạm bản quyền sẽ tràn lan và không thể kiểm soát…

Nhng bt cp

Phát triển thị trường văn hóa, nghệ thuật Việt Nam là một trong những giải pháp để phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới - theo tinh thần của Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng. Đề cập đến nội dung này trong tham luận gửi tới Hội nghị, PGS.TS Đỗ Thị Thanh Thủy (Trưởng ban Nghiên cứu văn hóa, Viện VHNT quốc gia Việt Nam) nhấn mạnh, để nghệ thuật trở thành một “vườn hoa” muôn sắc, ngát hương, tiếp tục sáng tạo, bồi đắp thêm cho nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta cần tiếp tục nhận thức đúng những vấn đề lý luận về thị trường nghệ thuật, đánh giá thực trạng và có những cách tiếp cận phù hợp để phát triển thị trường nghệ thuật ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại.

Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng phân tích, sau khi đất nước xóa bỏ bao cấp, một số ngành nghệ thuật sống được, sống khỏe như nhạc trẻ, hội họa, nhưng phần lớn các ngành khác như nghệ thuật truyền thống, nhạc cổ điển, phê bình nghiên cứu… thì gặp rất nhiều khó khăn. Ông Thượng nêu, tất nhiên, không thể quay lại thời kỳ bao cấp, Nhà nước đặt hàng, chi tiền, lo xuất bản, lo thị trường như xưa, mà cần làm thế nào để đưa hoạt động văn hóa, nghệ thuật vào thị trường; hay theo con đường của thế giới là chính văn hóa nghệ thuật cũng là một thị trường.

Ông Phan Cẩm Thượng cho rằng, về thực chất, thị trường văn hóa đã có, đã hình thành nhưng nó không xác định được khuôn mặt, không đánh giá được lợi ích tinh thần và khả năng kinh doanh. Các bộ phim, đoàn kịch không có khán giả ngay cả khi biểu diễn miễn phí khiến chúng không vào được thị trường. Nghệ sĩ hiện không được xác định là một hoạt động hành nghề chuyên nghiệp đặc biệt. Các trường đào tạo nghệ thuật hằng năm đều ở tình trạng ăn đong về tuyển sinh. Sinh viên nghệ thuật ra trường căn bản bị thất nghiệp…

PGS.TS Đỗ Thị Thanh Thủy nêu, sau 35 năm đổi mới, thị trường nghệ thuật Việt Nam bước đầu phát triển sôi động, đa sắc và đa diện hơn với nhiều loại hình, sản phẩm, dịch vụ phong phú. Nhiều sản phẩm, hàng hóa nghệ thuật vừa chuyển tải được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa đổi mới về cách thức biểu đạt mang tính hiện đại, tiên tiến có sức hấp dẫn. “Tuy nhiên, nhìn chung thị trường nghệ thuật Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé, chưa thực sự tạo ra sự bứt phá ngoạn mục, chưa có sức ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ trong tiêu dùng của người dân Việt Nam…”, PGS.TS Đỗ Thị Thanh Thủy lưu ý.

 Hoàng hôn vàng trên Vnh H Long ca ha sĩ Phm Hu va được đấu giá vi mc giá 1,25 triu USD ti mt phiên đấu giá Hng Kông

Cn xác lp v thế ca nn văn hóa, ngh thut Vit Nam

Mặc dù thị trường văn hóa nghệ thuật của Việt Nam còn non trẻ, hầu như không có quy định về kinh doanh nghệ thuật tương ứng với các thị trường văn hóa nghệ thuật thế giới, nhưng trong nền kinh tế thị trường, nó sẽ phải hình thành, hướng tới giá trị nhân văn, nối tiếp tinh hoa truyền thống, bảo vệ tác quyền. Bản chất của văn hóa, nghệ thuật mọi dân tộc đều hướng đến sự chọn lọc này, và sự chọn lọc cũng diễn ra tự nhiên như là bản chất và sức mạnh của văn hóa, nghệ thuật chân chính, mà bất chấp khu vực phản chiều. Vấn đề là sự non trẻ của văn hóa nghệ thuật khi bước vào thị trường cần có những chế tài nâng đỡ, cho đến khi nó tự cân bằng và sinh lời. Ông Thượng ví dụ về sự hình thành của bảo tàng tư nhân, các viện nghiên cứu tư nhân, các sáng tạo cá nhân, và thị trường nghệ thuật nội địa khi đối diện với thị trường lâu năm bên ngoài.

Từ lâu, nhiều công ty kinh doanh trên thế giới nhìn ra vai trò của nền công nghiệp sạch và văn hóa công ty đem lại lợi ích cho sự phát triển. Những CLB thể thao trở thành công ty kinh doanh thể thao độc lập, ví dụ như bóng đá Anh. Những bảo tàng, viện nghiên cứu trở thành trung tâm hoạt động tri thức có chiều sâu và truyền thống, hệ thống đều có khả năng kinh doanh trực tiếp. Sự phát triển của công nghệ với chế độ bảo vệ bản quyền tốt rất cần đến văn hóa và sáng tạo - nền tảng của nó là văn hóa, nghệ thuật do trí thức và nghệ sĩ làm ra.

Thị trường nghệ thuật dần trưởng thành với sự phát triển đô thị và giai tầng trung lưu - khách hàng chủ yếu của sách báo, phim ảnh, tranh tượng... Ông Phan Cẩm Thượng lấy ví dụ, những năm 1990 thị trường hội họa Việt Nam rất phát triển nhưng chủ yếu là cho người nước ngoài, nhưng dần dần thị trường nội địa lấy lại sức mua. Từ 2010-2020, sức mua trong nước tăng từ 50-80%; có những tác phẩm thị trường nghệ thuật Đông Dương được định giá trên 1 triệu USD, nhưng do các nhà đấu giá bên ngoài và tự nó cũng tác động đến giá trị nghệ thuật trong nước. Như vậy, người Việt đã tự mua tranh của người Việt, thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào người nước ngoài.

PGS.TS Đỗ Thị Thanh Thủy cho rằng, trong bối cảnh thị trường nghệ thuật Việt Nam còn ở trạng thái sơ khai, tự phát đòi hỏi có giải pháp tổng thể, hệ thống, liên ngành từ phát triển nguồn nhân lực sáng tạo, kinh doanh đến xây dựng thể chế, chính sách phù hợp, tăng cường ứng dụng công nghệ, giáo dục công chúng yêu thích và hiểu biết về nghệ thuật nhằm thúc đẩy “cầu” đồng thời tăng “cung”. Bà Thủy đặc biệt lưu ý tới mối quan hệ giữa Nhà nước - thị trường - xã hội trong sự phát triển thị trường nghệ thuật Việt Nam. “Mô hình can thiệp của Nhà nước với lĩnh vực thị trường nghệ thuật nên là mô hình hỗn hợp, thích ứng linh hoạt, từ vai trò người chèo lái, chỉ đạo đến vai trò kiến tạo, tạo điều kiện, trong một số trường hợp Nhà nước sẽ đầu tư, hỗ trợ cho loại hình nghệ thuật mang bản sắc dân tộc”, PGS.TS Thanh Thủy phân tích.

Nhà phê bình Phan Cầm Thượng nêu, việc đầu tư cho giáo dục ở các gia đình và mua các chương trình văn hóa, thể thao từ bên ngoài đã diễn ra từ lâu, trong đó nhiều nguồn chúng ta có thể làm ngay từ nội địa, nhưng hằng năm mất rất nhiều tiền ra nước ngoài. Cũng như vậy, hàng triệu USD hằng năm trả cho bản quyền thể thao, phim và văn hóa, trong khi đó các chương trình tương tự trong nước lại không bán được. Mỹ thuật Việt Nam bao nhiêu năm bán rẻ ra nước ngoài, nay phải mua về giá đắt… Những điều đó có thể được điều chỉnh bằng sự phát triển của thị trường văn hóa, nghệ thuật trong nước, quan trọng đó cũng là cách xác lập vị thế của nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam với thế giới, mà nó đang chịu sự bất bình đẳng nặng nề… 

 NGÂN ANH

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top