Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Tteok kuk - món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Hàn

Thứ Sáu 08/02/2019 | 09:31 GMT+7

VHO- Canh bánh gạo (Tteok kuk) là món ăn truyền thống lâu đời và đặc trưng của ẩm thực Hàn Quốc. Và đây là món ăn không thể thiếu trong dịp đầu năm mới của người dân Hàn Quốc.

Canh bánh gạo (Tteok kuk) là món ăn truyền thống lâu đời và đặc trưng của ẩm thực Hàn Quốc.

Tteok kuk có nghĩa là một sự khởi đầu mới, do đó, màu trắng được sử dụng cho bánh gạo để nhằm mang ý nghĩa làm sạch cả cơ thể và tâm trí. Có như vậy thì vào năm mới, con người mới rũ bỏ được những điều không tốt đẹp và có sự bắt đầu hoàn hảo hơn.

Món Tteok kuk được chế biến từ Tteok thái lát, có màu trắng tinh, nấu với nước xương bò hầm và các loại gia vị đặc trưng của Hàn Quốc.

Món Tteok kuk được chế biến từ Tteok thái lát, có màu trắng tinh, nấu với nước xương bò hầm và các loại gia vị đặc trưng của Hàn Quốc.

Nếu sử dụng bánh gạo trắng dài thì ý nghĩa tiềm ẩn bên trong là muốn mang đến cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ hơn. Do đó, khi ăn bánh gạo dài, người Hàn Quốc tự nhủ rằng không nên làm đứt miếng bánh gạo trước khi ăn, ngược lại nếu kéo bánh gạo ra càng dài sẽ càng tốt.

Tteok kuk có nghĩa là một sự khởi đầu mới, do đó, màu trắng được sử dụng cho bánh gạo để nhằm mang ý nghĩa làm sạch cả cơ thể và tâm trí.

Tteok kuk có nghĩa là một sự khởi đầu mới, do đó, màu trắng được sử dụng cho bánh gạo để nhằm mang ý nghĩa làm sạch cả cơ thể và tâm trí.

Ngoài ý nghĩa trường thọ, bánh gạo dài còn tượng trưng cho sự thịnh vượng về tài sản và tiền tài. Bởi chiều dài của chiếc bánh gạo được ví như sự giàu có của gia đình. Song song đó, bánh gạo có dạng hình tròn cũng tượng trưng cho mong ước phát tài và kiếm được nhiều tiền hơn vào năm mới.

Bởi chiều dài của chiếc bánh gạo được ví như sự giàu có của gia đình.

Chiều dài của chiếc bánh gạo được ví như sự giàu có của gia đình.

Đặc biệt, món canh bánh gạo vào năm mới ở Hàn Quốc không hẳn chỉ có màu trắng bởi ngoài bánh gạo thì món canh này còn có sự tham gia của nhiều nguyên liệu khác như trứng, rong biển, cá tuyết, thịt bò, tôm, bào ngư, gà,... Do đó, tuy nguyên liệu chính là bánh gạo nhưng món canh này lại có rất nhiều vị đậm đà.

Đây là món ăn không thể thiếu trong dịp đầu năm mới của người dân Hàn Quốc.

Đây là món ăn không thể thiếu trong dịp đầu năm mới của người dân Hàn Quốc.

Bánh Tteok, từ thời xưa, được biết đến là món bánh gạo cung đình, là một món ăn sơn hào hải vị chỉ được phục vụ trong triều đình. Món ăn này được chế biến từ bánh gạo lúa mì trắng chiên với thịt bò, bầu lát khô, đậu xanh, hạt mầm, rau mùi tây, nấm Shiitake, cà rốt, hành lá, và nước tương. Tuy nhiên, bánh Tteok ngày nay có nhiều thay đổi so với bánh gạo cung đình để phù hợp với xu hướng ẩm thực và khẩu vị của mọi người.

Món ăn này được chế biến từ bánh gạo lúa mì trắng chiên với thịt bò, bầu lát khô, đậu xanh, hạt mầm, rau mùi tây, nấm Shiitake, cà rốt, hành lá, và nước tương.

Món ăn này được chế biến từ bánh gạo lúa mì trắng chiên với thịt bò, bầu lát khô, đậu xanh, hạt mầm, rau mùi tây, nấm Shiitake, cà rốt, hành lá, và nước tương.

Các loại bánh Tteok đặc biệt hấp dẫn với giới trẻ ngày nay là Tteok haemul với rau và hải sản, bánh Tteok japchae với mì gạo ống và rau quả, bánh Tteok pho mát, bánh Tteok cà ri…

Bánh Tteok thường được đựng trong các khay gỗ có phủ khăn lụa rất trang trọng. Sự sắp đặt các loại bánh Tteok và cách tạo màu sắc của bánh Tteok từ các nguyên liệu tự nhiên chính là nét đặc sắc trong món bánh này. 

Theo N.H/Laodong.vn

Print

Xem nhiều nhất

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top