Đại hội ASOSAI 14: Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững

VH- Sáng nay 19.9, Đại hội Các cơ quan Kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI) lần thứ 14 đã được khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức sự kiện có quy mô lớn trong lĩnh vực kiểm toán công với sự tham gia của các đoàn đại biểu quốc tế đại diện cho các cơ quan kiểm toán tối cao đến từ 46 quốc gia thuộc khu vực châu Á.

Đại hội ASOSAI 14: Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững - Anh 1

Các đại biểu tham dự Đại hội

Tại  Đại hội, ngoài việc thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng chung, chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” còn là một trong những nội dung nghị sự quan trọng thể hiện thông điệp, sự cam kết, nỗ lực và đóng góp thiết thực của cộng đồng ASOSAI trong công cuộc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và giải quyết những thách thức về môi trường toàn cầu.  Đây là chủ đề của Liên Hợp Quốc và đã nhận được sự nhất trí của 46 Tổ chức Kiểm toán tối cao các nước châu Á, đặc biệt cũng là sự khác biệt so với các Đại hội trước đó. Vấn đề môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống dân sinh, hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu. 
Ông Hồ Đức Phớc - Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam  cho biết: Đối với Việt Nam,  một quốc gia đang phát triển nên nếu không có những chính sách, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn thì sẽ tiếp nhận những công nghệ lạc hậu, các loại phế liệu, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.
Hiện nay, hoạt động kiểm toán môi trường là một loại hình kiểm toán mới ở Việt Nam và Kiểm toán Nhà nước hiện chưa ban hành được quy trình, quy định và đang lấy ý kiến của các Bộ, ngành. Ngoài ra, một loại hình kiểm toán nữa mà Kiểm toán Nhà nước cũng chưa ban hành được quy định là kiểm toán công nghệ thông tin.
Trước năm 2017, hoạt động kiểm toán môi trường có quy mô khá hẹp, chỉ mới có một số hoạt động như: kiểm toán chuyên đề quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2014 - 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương và một số tỉnh, thành phố; kiểm toán, quản lý việc khai thác môi trường, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường của tỉnh Hậu Giang; Thành phố Hồ Chí Minh theo đề án của Chính phủ; kiểm toán công tác quản lý môi trường tại các khu công nghiệp các tỉnh Bắc Ninh, Bình Thuận, kiểm toán hạ tầng du lịch hỗ trợ tăng trưởng toàn bộ khu vực Tiểu vùng sông Mekong giai đoạn 2014 - 2017. Đến năm 2017, có kiểm toán một số dự án về môi trường, nước sạch và vệ sinh môi trường khu vực nông thôn 8 tỉnh Đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn 2017-2018. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán môi trường là một loại hình kiểm toán mới ở Việt Nam và Kiểm toán Nhà nước hiện chưa ban hành được quy trình, quy định và đang lấy ý kiến của các Bộ, ngành. Ngoài ra, một loại hình kiểm toán nữa mà Kiểm toán Nhà nước cũng chưa ban hành được quy định là kiểm toán công nghệ thông tin.
Phát biểu tại Đại hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam – ông Hồ Đức Phớc khẳng định: Ngày nay, trong bối cảnh khu vực cũng như thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững nhưng phải đồng thời phải bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, bên cạnh các phương hướng, giải pháp về thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và giải quyết các thách thức về môi trường toàn cầu, Đại hội còn được kỳ vọng sẽ đóng góp cho cộng đồng các cơ quan kiểm toán tối cao về các hoạt động phát triển năng lực cho các SAI thành viên nhằm tăng cường giải quyết vấn đề môi trường, đồng thời đưa ra các đề xuất quan trọng nhằm hoàn thiện các hướng dẫn, quy trình, chuẩn mực kiểm toán vì mục tiêu phát triển bền vững tại các quốc gia thành viên.

Nguyễn Hoàng


 

Ý kiến bạn đọc