Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Vẫn cảnh đèn dầu vì điệp khúc thiếu vốn

Thứ Tư 05/12/2018 | 09:49 GMT+7

VHO- Tỉnh Thanh Hóa hiện vẫn còn khoảng hơn 4.280 hộ dân sống tại 76 thôn, bản thuộc 8 huyện miền núi vẫn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, phần lớn các hộgia đình này phải dùng điện kéo tạm, vào giờ cao điểm điện hay mất nên phải thắp đèn dầu, nến hoặc đèn pin.

 Thời gian qua, việc thi công xây dựng cột điện ở xã Tân Phúc bị dừng lại vì thiếu vốn

Cuộc sng càng thêm cơ cực

Tại xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân hiện vẫn còn 2 thôn đang mong chờ điện lưới quốc gia là thôn Giang có 125 hộ, thôn Cụt Ạc có 40 hộ. Nguyên nhân do 2 thôn này cách trung tâm xã 7 km nên rất khó kéo điện. Trong căn nhà tuềnh toàng, bữa cơm tối của gia đình bà Ngân Thị Pừng ở thôn Giang diễn ra trong ngọn đèn dầu hiu hắt. Bà Pừng tâm sự: Cuộc sống của các gia đình ở đây phải nhờ cả vào những cái đèn dầu như thế này. Trong xã cũng có một số thôn có điện hơn chục năm nay rồi. Nhưng người dân ở thôn Giang này, chưa một ngày nào được hưởng niềm vui của điện lưới quốc gia. Cuộc sống của bà con nơi đây quanh năm chỉ nhờ vào lúa, ngô, khoai, sắn… đường sá đi lại khó khăn nên cái nghèo vẫn chưa dứt được. Thương nhất là các cháu nhỏ phải học tập trong ánh sáng mù mờ. Ngoài thôn Giang và thôn Cụt Ạc, còn có 6 thôn, bản khác của huyện chưa có điện lưới quốc gia như, bản Ruộng (xã Bát Mọt), thôn Ó (xã Yên Nhân), thôn Tràng Cát (xã Luân Khê)… Nguyên nhân chính làdo khoảng cách từ các thôn đến đường dây điện trung tâm xa từ1-7 km nên khó kéo điện lưới về. Mong muốn lớn nhất của người dân nơi đây là có điện để cuộc sống bớt cơ cực, tăm tối.

Chị Trần Thị Huyền, thôn Tân Cương, xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh cho biết: Muốn có điện sáng phục vụ cuộc sống, nhiều hộ dân phải tự bỏ tiền kéo tạm điện từ nơi khác về dùng, với giá sử dụng rất cao, gần 4.000 đồng/số điện. Thế nhưng, do khoảng cách quáxa nên cường độ dòng điện không đảm bảo. Vì vậy, ngoài việc thắp sáng thì người dân không thể sử dụng điện vào việc gì khác được. Bên cạnh đó, cột điện là những cây luồng, cây gỗ chỉ cao quá đầu người, dây điện kéo chằng chịt nhiều đoạn thắt, nối không được bọc kín lại chịu tác động của thời tiết nên tình trạng đứt dây, chập cháy và mất điện thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, vào mùa mưa bão, cột điện đổ gãy thường xuyên.

Thiếu vn gn 10 năm

Theo ông Lê Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh: Năm 2009, Nhà nước cũng đã chủ trương đầu tư các công trình điện lưới quốc gia phục vụ các xã. Riêng tại xã Tân Phúc, đơn vị thi công xây được 32 cột điện thì dừng lại vì thiếu vốn. Chúng tôi đã nhiều lần trình lên các cấp có thẩm quyền về việc kéo điện cho bà con nhân dân trong xã, nhưng đến nay vẫn chưa được. Địa phương chỉ mong có điện để cho cuộc sống của bà con đỡ cơ cực.

Theo UBND huyện Lang Chánh, Dự án điện này là nguồn tiếp dư của dự án 30a cho các xã135. Địa phương chọn 5 công trình/5 xã(Giao An, Quang Hiến, Tân Phúc, Đồng Lương, Giao Thiện) mỗi công trình 300 triệu, nhưng đến nay chỉ cóGiao An và Quang Hiến là đóng điện được. Riêng công trình điện ở xãTân Phúc, theo thiết kế dự toán hơn 1 tỉ đồng nên khi dựng xong cột thì cũng hết kinh phí. Vì vậy, các nhà thầu dừng lại từ năm 2009 đến nay. Trước thực trạng còn nhiều thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia, huyện Lang Chánh cũng đã kiến nghị Sở Công thương, Công ty điện lực Thanh Hóa tiếp tục đầu tư các công trình điện.

Ông Lê Tiến Lam, Giám đốc Sở Công thương Thanh Hoá cho biết: Sở cũng đã kiến nghị tỉnh và tỉnh cũng đang đề nghị Bộ Công thương đưa 76 thôn, bản chưa có điện vào danh mục đầu tư của tiểu dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia thuộc chương trình Năng Lượng-EU tài trợ giai đoạn 2018-2020. Thời gian tới, nếu được Bộ Công thương phê duyệt, cấp vốn và căn cứ theo nguồn vốn được giao, Sở Công thương tỉnh sẽ thực hiện, đầu tư cấp điện cho các thôn, bản, cụm dân cư chưa có điện lưới quốc gia. Ngoài ra, từ nguồn vốn dư thừa của thủy điện Trung Sơn, dự kiến nhiều thôn, bản sẽ được đầu tư, xây dựng trạm biến áp vàkéo điện - ông Lam cho biết thêm. 

  Năm 2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án đầu tư cấp điện nông thôn (giai đoạn 2013-2020) với mức đầu tư trên 711 tỉ đồng nhằm cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đã có 15 thôn, bản thuộc 5 xã khu vực miền núi được cấp điện lưới với số vốn đầu tư là 68 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 cấp cho dự án đã hết nên vẫn còn nhiều thôn, bản thuộc các huyện Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Như Thanh, Thường Xuân, Bá Thước chưa có điện lưới quốc gia.

Q.TRÂM

 

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top