Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Lại toạ đàm sân khấu về Cải Lương: Xin đừng nói suông nữa!

Thứ Sáu 28/12/2018 | 10:37 GMT+7

VHO- Hai cuộc tọa đàm về cải lương chỉ cách nhau chưa đầy ba tuần của Hội Sân khấu và Hội đồng Lý luận phê bình VHNT TP.HCM được tổ chức. Nhưng giải pháp thiết thực cho sân khấu cải lương có thể “sống” được thì vẫn còn mông lung...

 Vở cải lương “Rạng ngọc Côn Sơn” được đầu tư 800 triệu đồng phải cất kho

 Hơn chục năm nay, không biết bao nhiêu cuộc tọa đàm bàn về thực trạng, những bất cập của sân khấu cải lương. Thế nhưng sân khấu cải lương vẫn ngày một “teo tóp”, sàn diễn đìu hiu hoặc có sáng đèn mà vắng khán giả. Nhiều tâm tư, tình cảm dành cho nghệ thuật cải lương đều đã được đề cập, nhưng cũng lại tiếp tục nối đuôi nhau trên các tham luận dày cộp. Đến nỗi có nghệ sĩ phải thốt lên: Lâu rồi nghệ sĩ chúng tôi không muốn kêu ca gì nữa và cũng chẳng muốn đến dự các cuộc tọa đàm. Bởi cái mà chúng tôi cần là những giải pháp thiết thực và bằng hành động cụ thể chứ không phải cứ “kêu gào” rồi lại bỏ quên trên giấy.

Điệp khúc “biết rồi”...

NSƯT Kim Tử Long cho biết, anh đứng ra làm “bầu” đơn vị xã hội hóa với tâm huyết bỏ tiền túi ra để dựng vở và cho các nghệ sĩ trẻ có cơ hội làm nghề. Thế nhưng vở diễn Rạng ngọc Côn Sơn gần đây được đầu tư gần 800 triệu đồng sau 3 suất diễn phải cất kho vì không có địa điểm biểu diễn. Hoặc nếu có thì tiền thuê rạp và các khoản khác lại quá cao, bán vé tiền triệu cũng chỉ đủ bù chi phí nhưng khán giả bình dân không thể mua vé vào xem.

Anh bức xúc, “muốn sân khấu cải lương luôn sáng đèn thì đừng nói suông nữa và càng không thể làm “sống lại” cải lương chỉ qua các cuốn tham luận dày cộp. Làm sao để các tác phẩm cải lương của cả công lập và xã hội hóa đến với công chúng, khán giả mới cần phải bàn. Nhà nước bỏ ra 137 tỉ đồng để xây dựng Nhà hát Trần Hữu Trang, nghệ sĩ chúng tôi biết bao mừng vui. Nhưng hiện nay, nhà hát không hoạt động nhiều, có thì cũng chỉ các đoàn của nhà hát diễn mà vắng khách. Chúng tôi buồn vì khi vào nhà hát, nói đúng hơn giống hội trường cao cấp hơn mà giá thành thuê biểu diễn quá cao, số ghế ít ỏi, sân khấu không đủ cho sự sáng tạo... Cái mong mỏi lớn nhất của nghệ sĩ có nhà hát dành riêng cho cải lương để các nghệ sĩ được hoạt động nghề cũng không có”.

NS Kim Tử Long cho rằng, muốn vào biểu diễn ở nhà hát thành phố quá khó vì lịch diễn kín cả năm. Nhưng hỏi ra mới té ngửa là toàn là sự kiện, hội nghị, quảng cáo... chả ăn nhập gì đến nghệ thuật. Cải lương muốn chen chân vào biểu diễn cũng khó!

NSƯT Kim Tử Long phát biểu tại tọa đàm

... rồi vẫn ở trên miệng

Hơn 60 tham luận dành cho cải lương trong buổi hội thảo kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương quanh đi quẩn lại chỉ là những gương mặt quản lý của các hội nghề nghiệp, một vài nghệ sĩ, những người làm nghề lớn tuổi. Tuyệt nhiên thiếu vắng những nghệ sĩ trẻ đang làm nghề. Có chăng chỉ vài ba gương mặt quen thuộc. Thành ra, hội thảo lại tiếp tục với những bất cập xưa và cũ. Nào là lịch sử huy hoàng, giá trị cải lương... nhưng điều cốt lõi làm sao cho cải lương hôm nay “sống” được lại không có giải pháp cụ thể.

TS Mai Mỹ Duyên cho biết, cái chính là làm sao cho cải lương bước tiếp như thế nào chứ không phải là nhìn nhận lại cải lương. Đừng gò công chúng vào một khuôn mẫu có sẵn. Bên cạnh những bài bản tổ, cải lương mẫu mực cũng nên có những sáng tạo cho lực lượng trẻ. NSND Bạch Tuyết thì đặt vấn đề kịch bản thiếu hụt, không bám sát đời sống xã hội hiện nay: “Các trại sáng tác đang nuôi ai. Các tác phẩm hậu trại sáng tác có được nghiệm thu, sửa chữa, nâng cấp, chào hàng, dàn dựng tái nghiệm thu? Các kịch bản được đặt hàng qua các kỳ liên hoan, sáng tác chào mừng, kỷ niệm..., ngoài biểu diễn phục vụ thì sức sống của nó có ra được thị trường, đến với công chúng rộng rãi hay không?”.

Bàn tới bàn lui mà không bắt tay vào giải quyết đồng bộ từng vấn đề thì mong nghệ thuật cải lương phát triển trở lại là điều không tưởng. Nói như tác giả Đăng Minh: “Cải lương không cần nói miệng, hãy bắt tay vào làm đi...”. 

 Muốn sân khấu cải lương luôn sáng đèn thì đừng nói suông nữa và càng không thể làm “sống lại” cải lương chỉ qua các cuốn tham luận dày cộp. Làm sao để các tác phẩm cải lương của cả công lập và xã hội hóa đến với công chúng, khán giả mới cần phải bàn.

(NSƯT KIM TỬ LONG)

 

Sáng qua 27.12, Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật TP.HCM tổ chức tọa đàm “Nhìn lại 100 năm Sân khấu cải lương: Giá trị nghệ thuật, những bất cập và giải pháp”, với hơn 60 tham luận của các nhà quản lý, đạo diễn, nghệ sĩ, tác giả, nhà báo... Tọa đàm nằm trong hoạt động kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển của sân khấu cải lương.

 MAI LINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top