Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Đeo tai nghe thường xuyên có thể làm mất thính lực

Thứ Tư 23/01/2019 | 10:48 GMT+7

VHO- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đeo tai nghe thường xuyên với âm lượng lớn có thể làm mất thính lực của con người. Tại sao tai nghe lại có tác hại như vậy và làm thế nào để hạn chế những tác hại này? Cùng Sức mạnh số tìm hiểu trong video sau. 

Việc sử dụng các thiết bị di động ngày càng phổ biến, người dùng sử dụng các thiết bị này ở khắp nơi, từ ở nhà, đến nơi làm việc, học tập thậm chí là lúc đang đi trên đường. Và chiếc tai nghe chính là thiết bị giúp người dùng trải nghiệm thoải mái mà không ảnh hưởng đến người xung quanh và đảm bảo được sự riêng tư.

Tuy nhiên, chiếc tai nghe bé nhỏ này lại chứa đựng những nguy hiểm mà người dùng không thể ngờ tới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 5%-10% dân số thế giới bị điếc và tỉ lệ này cũng tương tự ở Việt Nam. Hầu hết các trường hợp bị giảm thính lực đều liên quan tới tiếng ồn, trong đó có thói quen sử dụng tai nghe.

Trước khi phân tích những nguyên nhân gây hại của tai nghe, người dùng cần hiểu rõ, phương pháp truyền âm thanh của việc nghe bình thường và sử dụng tai nghe là rất khác nhau.

Đối với cách tiếp nhận âm thanh bình thường, sóng âm sẽ truyền vào vành tai sau đó truyền vào trong tai, đi qua ống tai, vào màng nhĩ khiến cho các xương ở tai giữa bị kích thích, âm thanh được đưa vào ốc tai và truyền đến não. Còn khi nghe qua tai nghe, âm thanh sẽ được truyền thẳng qua ống tai, dẫn đến sự gia tăng áp lực bên trong tai.

Bên cạnh đó, khi đeo tai nghe với âm lượng quá lớn người dùng có thể bị giảm ngưỡng nghe. WHO khuyến cáo mức âm thanh tối đa tai chịu được là 85 decibels, tương đương với tiếng ồn của một đường phố đông đúc nghe từ trong ô tô. Mức âm thanh này sẽ tương đương với mức trung bình ở volume của Ipod, thiết bị nghe nhạc... Trong khi các thiết bị giải trí hiện nay có thể đạt mức 120 decibels. Nếu người dùng nghe ở mức âm lượng tối đa này trong vòng 15 phút, suy giảm thính lực ngay lập tức sẽ xảy ra.

Một số người trải qua tình trạng “mất thính lực tạm thời” sau khi tai bị tác động bởi âm thanh quá lớn. Theo WHO, hiện có 1,1 tỷ người trưởng thành và trẻ em tuổi teen trên toàn cầu có nguy cơ suy giảm thính lực do các thiết bị âm thanh cá nhân.

Hiện nay, nhu cầu và đòi hỏi nghe nhạc của người dùng đối với tai nghe ngày càng tăng nên các công ty sản xuất tai nghe luôn cố gắng cho ra những chiếc tai nghe có chất lượng âm thanh tuyệt vời. Tuy nhiên, để có được những âm thanh rõ ràng và đạt chất lượng cao nhất, tai nghe buộc phải bịt kín ống tai.

Đây là nguyên nhân khiến lượng không khí lưu thông trong tai bị tắt nghẽn, dẫn tới hậu quả là tai dễ bị viêm nhiễm, ráy tai xuất hiện nhiều và về lâu dài, có thể gây mất thính giác.

Ngoài ra, việc dùng chung tai nghe với người khác cũng có thể là mối nguy hại cho sức khỏe vì chúng có thể làm lây nhiễm vi khuẩn giữa những người cùng dùng chung tai nghe với nhau.

Để hạn chế những tác hại này của tai nghe, người dùng nên chú ý đến những việc sau:

Chọn tai nghe chụp đầu thay vì tai nghe phải nhét sâu vào lỗ tai.

Không dùng chung tai nghe với người khác, cũng không nên cho người khác mượn tai nghe, kể cả là người trong cùng một nhà nhằm tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn chéo.

Nếu tai nghe có miếng bọc bên ngoài, người dùng nên thay chúng ít nhất mỗi tháng/ lần.

Không nghe nhạc quá to. Cố gắng điều chỉnh âm lượng ở mức thấp hoặc tối đa là trung bình.

Thời gian tối đa cho mỗi lần sử dụng tai nghe là 15 phút. Người dùng cần cho tai nghỉ ngơi nếu muốn nghe nhạc tiếp.

Theo Nguyễn Quang- Như Quỳnh/Dân trí

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top