Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Tết “việt dã”... một chốn bốn quê

Thứ Sáu 25/01/2019 | 10:23 GMT+7

VHO- Tết Nguyên đán là dịp để gia đình sum họp khi con cái lập nghiệp xa về quê cùng gia đình. Thế nhưng đối với nhiều người ở xa quê mỗi dịp về quê ăn Tết lại vô cùng khó khăn, bởi ngoài tàu xe đi lại thì chuyện ăn Tết nhà nội, hay nhà ngoại là nỗi ám ảnh đối với nhiều gia đình có hoàn cảnh “một chốn bốn quê”.

 

 Với nhiều gia đình một chốn bốn quê về Tết như là một cuộc chạy việt dã

Nếu như một số người ở cùng cha mẹ chồng hoặc hai nhà nội ngoại ở gần nhau thì việc về quê xem ra còn nhẹ. Nhưng đối với nhiều cặp vợ chồng rơi vào cảnh “một chốn nhưng tới bốn quê” thì việc về quê như là một hành trình “việt dã”.

Anh Nguyễn Đức Tăng, quê Quảng Trị, vợ quê Thái Bình nhưng sinh sống và làm việc tại Bình Dương, nên đối với gia đình bốn người của anh mỗi dịp Tết đến, số tiền tiết kiệm từ đồng lương công chức ít ỏi của hai vợ chồng lại bay đi mất sau một năm dành dụm. Bởi anh Tăng là con trưởng, còn vợ là con gái một nên đã Tết thì quê nào cũng phải đi, quê nào cũng phải về. Nếu không đi thì ông bà nội, ngoại đôi bên đều buồn, anh em chú bác lại nói vào nói ra. Mà về thì nhà xa, đường xa chỉ tính chuyện di chuyển từ Nam ra Bắc, rồi vào miền Trung sau đó vào lại Bình Dương là đã đủ mệt, đủ tốn tiền lắm rồi.

Chị Tuyết vợ anh Tăng tâm sự, Tết về quê ngoài mang vác đủ thứ lại phải di chuyển nhiều nên mệt bơ phờ. Cứ tưởng sau một năm làm việc vất vả, đây là dịp để nghỉ ngơi nhưng thật ra lại là dịp mệt nhất. Bởi phải di chuyển liên tục hết máy bay lại đi tàu, hết đi tàu lại đi xe. Di chuyển là thế nhưng về quê nào có được nghỉ ngơi, lại phải chuẩn bị cỗ cúng, rồi đi thăm chúc Tết họ hàng… Chưa kể con cháu đông, nhà lại chật chội nên ngủ, nghỉ chen chúc nhau thành ra con thì bệnh, mẹ thì mệt.

 Về quê đón Tết tại Bến xe Miền Đông, TP.HCM

Tương tự chị Lê Thị Bích Vân, ngụ tại Bình Tân cho biết: Bố mẹ chồng ở Thanh Hóa, còn bố mẹ ruột lại ở Huế, hai vợ chồng lại sinh sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh. Nên thành ra mỗi dịp Tết cả nhà chị lại phải “chạy show”. Đầu tiên là mua vé máy bay về Thanh Hóa với ông bà nội. Đến tối mồng 2 lại bắt tàu về Quảng Trị với ông bà ngoại. Đến mồng 5 lại vào Huế để bay vào Sài Gòn. Chưa nói việc đi lại tốn kém, trong khi hai đứa con đứa lớn 6 tuổi, đứa nhỏ mới 4 tuổi, việc đi lại nhiều cộng thêm thời tiết thay đổi đột ngột nên vào Sài Gòn hai đứa nhỏ lúc nào cũng bệnh. Vậy là hai vợ chồng lại phải thay nhau nghỉ để ở nhà chăm con. Chị Vân chia sẻ thêm, biết là khổ nhưng không thể không về quê, bởi bố mẹ đôi bên đều đã xấp xỉ 80 cũng chẳng còn biết đón được bao nhiêu cái Tết nữa. Nên thôi ngày nào ông bà còn sống thì vợ chồng, con cái cố dắt díu nhau về quê để ông bà đôi bên được vui. Nhưng đó là với điều kiện năm đó làm ăn được, còn năm nào làm ăn không tốt thì về quê thực sự là khó khăn.

Còn chị Võ Thị Mỹ Dàn ở Nhà Bè nói: Hai vợ chồng làm nhân viên văn phòng, lương cũng không dư giả là bao, lại phải nuôi hai con ăn học. Ngặt nỗi Tết nào cũng bắt buộc phải về quê. Trong khi đó, chị làm trong lĩnh vực ngân hàng nên thường đến 27, 28 mới được nghỉ. Nếu đi xe, đi tàu thì không kịp nên cả nhà bốn người đi máy bay từ Sài Gòn về Huế, riêng tiền máy bay ngót nghét 20 triệu đồng cả đi về. Chưa kể về quê còn bên nội bên ngoại, chi phí thấp cũng thêm 30 triệu đồng, coi như tiền thưởng Tết của cả hai vợ chồng đều tiêu hết. Rồi chị chia sẻ thêm, thật lòng mà nói chẳng năm nào tôi mong Tết cả. Vẫn biết cả năm mới có một lần, là dịp bố mẹ, con cái, anh em, bạn bè ở xa mới có dịp gặp nhau. Nhưng nói đi thì phải nói lại, bây giờ kiếm tiền thì khó, không phải mình tính toán từng đồng tiền cắc bạc, nhưng tiền đó là tiền dành dụm cả một năm làm việc cật lực của cả nhà cũng phải để dành phòng lúc này lúc kia, cuộc sống mà. Biết tiền không phải là tất cả nhưng cũng tùy điều kiện từng người, từng gia đình nên thực sự mà nói Tết là nỗi ám ảnh đối với mình. 

 PHAN LƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top