Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc người bệnh

Chủ Nhật 28/04/2019 | 10:51 GMT+7

VHO- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế có thể làm giảm 50% chi phí khám chữa bệnh, tăng 40% hiệu quả khám chữa bệnh, khắc phục các rủi ro, sự cố y khoa, giảm quá tải bệnh viện.

Các chuyên gia trong ngành AI đã nhấn mạnh như vậy tại hội thảo Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế tại Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội. Ông PGS.TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho rằng, việc ứng dụng AI trong y tế là xu hướng tất yếu và nhu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, khắc phục các rủi ro, sự cố y khoa, giảm quá tải bệnh viện, góp phần làm hài lòng người bệnh. “ AI là xu hướng tất yếu của thời đại, Việt Nam không thể trì hoãn. Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực để chủ động tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thúc đẩy AI phát triển ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lược chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân”, ông Trần Quý Tường nhấn mạnh.

Trên thế giới, các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đều đầu tư rất lớn cho lĩnh vực AI trong chăm sóc sức khoẻ, Các Diễn đàn công nghệ quản lý bệnh viện lớn nhất trên thế giới trong hai năm trở lại đây đã thu hút khoảng 40.000 chuyên gia CNTT y tế thì AI được đặc biệt quan tâm và trở thành chủ đề chính trong các phiên thảo luận. Khảo sát tại Diễn đàn này năm 2019 cho thấy gần 80% bác sĩ sẵn sàng áp dụng AI trong hỗ trợ ra quyết định điều trị cho bệnh nhân.

Tại Việt Nam, việc ứng dụng AI vào lĩnh vực y tế ở Việt Nam gần như vẫn còn manh nha. Theo Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, nhiều công ty lớn đã mạnh dạn đầu tư trong việc áp dụng và phát triển các hệ thống AI cho y tế như Vingroup, VNPT, Five9, FPT… Trong đó, Tập đoàn Vingroup thậm chí còn đề xuất sẽ chi 1.000 tỷ đồng để thu thập 10 nghìn dữ liệu về chuẩn đoán hình ảnh (tức là xây dựng trí tuệ nhân tạo về chuẩn đoán hình ảnh), dù đây là bài toán khó vì ở Việt Nam chưa có hạ tầng (mới chỉ có rất ít bệnh viện có phần mềm lưu trữ và truyền tải hình ảnh). Hay, nhiều start-up, viện nghiên cứu cũng có các đề tài khoa học, nghiên cứu trong áp dụng AI trong các ứng dụng như: điều dưỡng ảo, hỗ trợ ra phác đồ, hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh hay các đề tài ứng dụng AI trong phân tích GEN từ đó đưa ra các sàng lọc, dự báo sớm về sinh sản, ung thư và các bệnh di truyền. Dù vậy, đa số vẫn ở các nghiên cứu thử nghiệm. 

Mức tương đồng giữa phác đồ điều trị của bệnh viện đang áp dụng và của hệ thống IBM WFO đưa ra

Gần đây, phát huy thành tựu về ứng dụng IBM Watson for Oncology (IBM WFO)-  một ứng dụng AI được ứng dụng tại 230 bệnh viện và các cơ sở y tế tại trên 13 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan… đã được triển khai thử nghiệm tại ba bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ (101 bệnh nhân), Bệnh viện K Trung ương (200 bệnh nhân), Ung bướu TP.HCM (229 bệnh nhân). Sau ba tháng thử nghiệm, kết quả cho thấy sự tương đồng giữa phác đồ của Bệnh viện đang áp dụng và hệ thống IBM WFO đưa ra tại các bệnh viện trên lần lượt là 70%, 85%, 80%. Điều này cho thấy bác sĩ Việt Nam đã cập nhật và sử dụng các phác đồ điều trị ung thư tiên tiến trên thế giới. Bác sĩ Đào Văn Tú, Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K, cho biết: "Đây là một công cụ để bác sĩ chuyên ngành ung thư tham khảo, tra cứu, bổ sung thông tin và hạn chế những sai sót trong quá trình điều trị, đồng thời bồi dưỡng bác sĩ trẻ". Các bệnh viện cho biết sắp tới sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong hỗ trợ điều trị ung thư, giúp người bệnh được hưởng nhiều lợi ích hơn trong quá trình điều trị.

Ứng dụng AI IBM WFO có thể hỗ trợ các bác sĩ ung bướu trong việc phát triển các phác đồ điều trị 13 loại ung thư phổ biến: ung thư vú, phổi, đại tràng, trực tràng, dạ dày, cổ tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến, bàng quang, tuyến giáp, gan, nội mạc tử cung và thực quản. Tuy nhiên, dù hiện đại nhưng hệ thống cũng không thể thay thế được bác sĩ khi ra quyết định điều trị. Bên cạnh đó, bất cập của ứng dụng này là chưa có phiên bản Tiếng Việt, hệ thống chưa có sự đánh giá dựa trên đặc thù thực tiễn của bệnh viện ( cơ sở vật chất, danh mục thuốc, sự quá tải bệnh viện, chế độ BHYT…).

QUỲNH HOA

 

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top