Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Thánh thót tiếng đàn “tài năng miền Trung”

Thứ Sáu 14/06/2019 | 10:46 GMT+7

VHO-  Nhạc viện TP.HCM vừa tổ chức thành công cuộc thi “Tài năng miền Trung” lần thứ I/2019 dành riêng cho các tỉnh miền Trung tại Nha Trang (Khánh Hòa).

 Thí sinh trình diễn tiết mục của mình

Thực tế cho thấy, hàng chục năm nay những cuộc thi nhạc cụ ở nhiều tỉnh ngày một ít dần vì nhiều lý do khác nhau, cho nên một số gia đình có điều kiện đã đầu tư cho con đi du học. Rất ít, thậm chí không có những cuộc thi đủ để khuấy động không khí chơi các loại nhạc cụ của một tỉnh, dẫn đến phong trào học nhạc cũng chùng xuống phần nào, dù rằng các lớp nhạc cụ vẫn hoạt động tương đối bền bỉ.

Theo ông Thái Ca, Phó trưởng ban Tổ chức cuộc thi, chưa bao giờ ở miền Trung có một cuộc thi trình diễn piano, guitar và violin có quy mô lớn và chuyên nghiệp như “Tài năng miền Trung” lần thứ I/2019 với sự tham gia của hơn 600 thí sinh gửi bài thi vòng sơ khảo, và có 480 thí sinh đỗ chung khảo, vượt xa kỳ vọng ban đầu. Do vậy Ban tổ chức đã phải chia cuộc thi thành 2 điểm thi. Vòng chung kết tại điểm thi Nha Trang diễn ra trong 3 ngày từ 6- 9.6 có 120 thí sinh từ 6-20 tuổi được chia làm 3 bảng A, B, C đến từ Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Trị. Tại điểm thi Đà Nẵng do lượng thí sinh dự thi nhiều nên Ban tổ chức dự tính phải tăng từ 2 lên 4 ngày thi vào cuối tháng 6.2019.

Theo Ban tổ chức, cuộc thi “Tài năng miền Trung” đầu tiên áp dụng hình thức thi trực tuyến tại Việt Nam. Thí sinh gửi clip toàn bộ phần trình bày tác phẩm của mình quay bằng điện thoại nhưng phải thấy rõ cùng lúc tay và mặt của thí sinh, chỉ cần đảm bảo chất lượng âm thanh. Sau đó clip được tải lên YouTube hoặc link cho Fanpage, Zalo cho Ban tổ chức, kèm thêm thông tin cá nhân và số điện thoại liên lạc. Với hình thức thi trực tuyến vòng loại như thế đã giúp cho thủ tục đăng ký nhanh gọn. Tiết kiệm chi phí di chuyển, lệ phí thi, giảm áp lực cho thí sinh, không sợ sai, sai có thể làm lại, và có thể lựa chọn phần trình bày tốt nhất.

Mọi thông tin về cuộc thi cũng như việc đăng ký thi sơ tuyển đều được công bố trên website Tài Năng Miền Trung và fanpage Tài Năng Miền Trung. Vì thế đã thu hút rất lớn lượng phụ huynh, thí sinh cũng như các giáo viên quan tâm đến cuộc thi. Trong thời gian chuẩn bị, Ban tổ chức đều có những buổi Livestream giao lưu với những ai quan tâm đến cuộc thi, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức, cũng như vấn đề chuẩn bị tâm lý cho giáo viên và thí sinh tham gia một cuộc thi có tính chất chuyên nghiệp về âm nhạc. Đáng nói hơn, trong suốt 2 ngày diễn ra cuộc thi Ban tổ chức đều tổ chức phát trực tiếp các phần thi trên fanpage Tài Năng Miền Trung. Chính điều này đã làm cho cuộc thi thêm phong phú hấp dẫn bởi số người theo dõi rất nhiều.

Ban giám khảo là những nghệ sĩ đến từ Nhạc viện TP.HCM và nghệ sĩ quốc tế

Nói về mục đích ý nghĩa cuộc thi “Tài năng miền Trung”, Trưởng ban Tổ chức, Trưởng ban Giám khảo cuộc thi - Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cho biết: Đây là cuộc thi vừa tìm kiếm vừa ươm mầm những tài năng, đặc biệt là các môn nhạc cụ như piano, guitar, violon, vốn không phải là thế mạnh ở các tỉnh này. Và những cuộc thi như thế cũng là cách ghi nhận đóng góp của những giáo viên âm nhạc các tỉnh, đã và đang âm thầm góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cho nhiều thế hệ mầm non, truyền được cảm hứng tình yêu âm nhạc, tạo ra một thói quen về việc học nhạc, môn học cũng cần thiết như nhiều môn học khác.

Là cuộc thi có tính chất chuyên nghiệp, mục tiêu là tìm kiếm và phát triển tài năng cho Nhạc viện TP.HCM, đơn vị đào tạo âm nhạc hàng đầu trên cả nước, nên các tiêu chuẩn đoạt giải rất khắt khe, chuẩn mực cho từng nhạc cụ. Đây cũng là cơ hội để thí sinh có sân chơi xa hơn, từ đó củng cố tình yêu âm nhạc và tinh thần học tập để tiếng đàn đẹp hơn, kỹ thuật chơi nhạc tiến bộ hơn theo thời gian. Có 90% thí sinh tham dự lần này chủ yếu ở bộ môn piano, chỉ có 8 thí sinh dự thi guitar và violon. Nguyên nhân cũng là do piano được xem là vua của các loại nhạc cụ. Còn guitar và violon tuy là dụng cụ âm nhạc phổ biến nhưng nếu đi thi thì đòi hỏi tính chuyên môn quá cao nên ít thí sinh tham gia. Đáng nói là, tại cuộc thi này Đắk Lắk là đoàn có số lượng thí sinh tham gia đông nhất (60/120 em) và đoạt giải cũng nhiều nhất, áp đảo các đoàn khác. Theo ThS Trương Hữu An, giảng viên âm nhạc Trường Cao đẳng Nghệ thuật Đắk Lắk cũng là người có số học sinh tham gia thi nhiều và đoạt 9 giải piano của 3 bảng: Đây là sân chơi bổ ích cho thanh thiếu niên yêu thích nghệ thuật, nhất là các môn nhạc cụ piano, guitar, violin... Đối với người Tây Nguyên luôn luôn mang trong mình tình yêu âm nhạc đầy khí chất của Đại ngàn, và tình yêu ấy luôn ấp ủ trong tim mỗi người. Họ không chỉ yêu các nhạc cụ của dân tộc mình, mà các loại nhạc cụ phương Tây cũng luôn làm nóng lên sự đam mê. Chỉ cần có sân chơi chuyên nghiệp là các tài năng trẻ sẽ hào hứng thể hiện và tỏa sáng. 

XUÂN HOÀ

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top