Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Khoảnh khắc thiêng liêng của​​​​​​​ lễ chào cờ lịch sử

Thứ Sáu 04/10/2019 | 10:54 GMT+7

VHO- 15h ngày 10.10.1954, trong không khí tưng bừng của đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô, có một buổi lễ đặc biệt diễn ra ngay sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long (khi đó gọi là sân Cột Cờ).

 Bộ đội ta tiến về Thủ đô trong ngày 10.10.1954. Ảnh: TƯ LIỆU

 Đó chính là lễ chào cờ lịch sử đầu tiên trong ngày Hà Nội được giải phóng. Hơn sáu thập kỷ đã qua, những ký ức hào hùng của những ngày tháng 10 lịch sử ấy vẫn còn vang vọng mãi.

Những ký ức vẹn nguyên

Kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2019), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long- HàNội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp tổchức chương trình “Kýức mùa thu” vào sáng ngày 6.10 tại Sân Cột Cờ (sân Đoan Môn) Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long, nơi 65 năm trước đã diễn ra Lễ chào cờ lịch sử. 65 mùa thu trôi qua, với những người giữ các phần việc quan trọng trong lễ chào cờ ngày ấy, ký ức vẫn như còn nguyên vẹn.

9 giờ 30 phút ngày 10.10.1954, đoàn cơ giới và pháo binh, cùng chỉ huy tiếp quản Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban Quân quản, thiếu tướng Vương Thừa Vũ cùng Phó Chủ tịch Trần Duy Hưng dẫn đầu, xuất phát từ sân bay Bạch Mai, qua Bờ Hồ, đi đường Hàng Đào, Hàng Ngang, qua chợ Đồng Xuân, lên Hàng Giấy, vườn hoa Hàng Đậu… vào Thành cổ Hà Nội bằng Cửa Bắc. 15 giờ ngày 10.10.1954, lễ chào cờ lịch sử của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức diễn ra tại sân Đoan Môn. Lá cờ được được kéo lên tại Cột cờ Hà Nội. Trong ký ức của Trung tướng Phạm Hồng Cư, chiều hôm đó, trên sân vận động Măng-gianh (sân Đoan Môn), các đơn vị tham dự lễ chào cờ đã tập hợp thành khối vuông nghiêm chỉnh. Xung quanh sân vận động, nhân dân các khu phố đã kéo đến đông nghịt, đứng vòng trong vòng ngoài, chật ních cả đường Hoàng Diệu và đường Cột Cờ (nay là đường Điện Biên Phủ). “Ai cũng muốn có mặt tại lễ chào cờ lịch sử hôm đó”, trung tướng Phạm Hồng Cư hồi tưởng.

Cảm xúc trong giây phút thiêng liêng, đại tá Vũ Kiểm, người chiến sĩ được vinh dự đứng trong hàng ngũ của đại quân tham gia lễ chào cờ lịch sử làm nên mấy vần thơ: “Bao năm xa cách Cột Cờ/ Thủ đô giải phóng bây giờ là đây/Nghẹn ngào chào lá cờ bay/Rưng rưng giọt lệ tràn đầy bờ mi/ Ngày về nhớ buổi ra đi”. Hồi ức thiêng liêng của những nhân chứng lịch sử năm nào vẫn khắc họa rất rõ quang cảnh phố phường Hà Nội giờ phút ấy, nhà nào cũng đều mở toang cửa ngõ. Cờ đỏ sao vàng được treo lên đỏ rực bầu trời. Mọi người nam nữ, già trẻ tỏa ra khắp đường để đón chào bộ đội Cụ Hồ về tiếp quản Thủ đô. 15 giờ, còi Nhà hát Lớn nổi lên một hồi dài. Cả thành phố hướng về Cột Cờ thành Hoàng Diệu, kính cẩn nhìn lên lá Quốc kỳ đang tung bay. Tiếng nhạc vừa dứt, thiếu tướng Vương Thừa Vũ bước ra trước máy phóng thanh, trân trọng đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô.

Ông Nguyễn Mạnh, nguyên chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô nhớ lại: Bằng giọng nói ấm áp, truyền cảm, thiếu tướng đọc: “Tám năm qua Chính phủ phải xa rời khỏi Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, kháng chiến đã thắng lợi. Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà. Lòng vui khôn xiết”. Lắng nghe lời Hồ Chủ tịch, nhân dân Thủ đô và các chiến sĩ không nén được xúc động, ai cũng nước mắt rưng rưng trong phút huy hoàng vinh quang của đất nước, của Thủ đô hơn 900 năm văn hiến. Sau lễ chào cờ đã biến thành cuộc tuần hành rầm rộ trong thành phố. Trung đoàn Thủ đô về vị trí đóng quân mới. Tiểu đoàn bộ đội 54 ở 34 Trần Phú (trụ ở Tổng cục TDTT hiện nay). Nhân dân vẫn đứng đông hai bên đường hò reo tung hoa, ca hát giơ tay vẫy chào đơn vị về nơi đóng quân mới, với những tiếng hoan hô kéo dài: “Anh Bộ đội Thủ đô đã về! Hoan hô! Hoan hô”.

Nhớ về Hà Nội mùa thu năm ấy

Chào mừng 65 năm ngày Giải phóng Thủđô, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng; tri ân các anh hùng liệt sĩ, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ cũng như quảng bá về các di tích cách mạng, sự kiện cách mạng diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long trong ngày giải phóng Thủ đô, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức chương trình “Ký ức mùa thu” với nhiều nội dung ý nghĩa. Trưng bày “Hà Nội mùa thu năm ấy” với hơn 200 hình ảnh tư liệu tiêu biểu kể lại câu chuyện lịch sử về Hà Nội trong những năm kháng chiến chống Pháp từ ngày toàn quốc kháng chiến (19.12.1946), qua 9 năm nếm mật, nằm gai để tiến tới những giờ phút huy hoàng, trang nghiêm. Lễ chào cờ chiến thắng tại sân vận động Cột Cờ ngày 10.10.1954 đã mở ra một chặng đường mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trưng bày gồm 3 chủđề: Ra đi giữ trọn lời thề (Hà Nội 1946 - 1954); Tiếp quản thủ đô và Lễ chào cờ chiến thắng ngày 10.10.1954; Xây dựng cuộc sống mới.

Điểm nhấn của chương trình là Lễ chào cờ lịch sử, được tổ chức với các hoạt động: Lễ rước ảnh tưởng niệm của các nhân chứng lịch sử và gia đình nhân chứng, chương trình văn nghệ “Khúc tráng ca giữa mùa thu lịch sử” và Lễ chào cờ lịch sử. Tham dự lễ chào cờ có các nhân chứng tham dự lễ chào cờ năm xưa như: trung úy Nguyễn Văn Tròn, thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng… cùng các thành viên cố vấn chuyên đề thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam như GS Lê Văn Lan, nhà sử học Dương Trung Quốc, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, PGS.TS Nguyễn  Quang Ngọc…

Cùng với đó là các nội dung giao lưu nhân chứng lịch sử; ra mắt cuốn sách ảnh về ngày giải phóng Thủ đô “Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về” - chủ biên và giới thiệu: Nhà sử học Dương Trung Quốc.

Trong chủ đề “Hà Nội ngày trở về” nằm trong chuỗi sự kiện triển lãm “Hà Nội mùa thu năm ấy”, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ giới thiệu tới người xem nhiều hiện vật gắn liền với sự kiện trọng đại này như: Huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên” của đồng chí Vũ Huy Hậu - phần thưởng cao quý mà Bác Hồ trao tặng khi ông tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ; Áo trấn thủ, vật dụng dùng để tránh rét cho các chiến sĩ, ra đời theo sáng kiến phát động phong trào “mùa Đông binh sĩ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Áo dài Hà Nội, mô phỏng lại theo mẫu áo dài của những cô gái Hà Nội mặc trong ngày chào đón đoàn quân chiến thắng trở về; Chỉ thị số 11CT/ĐBHN ban hành ngày 6.10.1954 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội “Về việc vận động Nhân dân Hà Nội hoan nghênh chính quyền, bộ đội ta vào tiếp quản Thành phố”.

Một số ảnh tư liệu lịch sử giá trị cũng được trưng bày như ảnh thực dân Pháp rút khỏi Hà Nội, toàn cảnh lễ chào cờ lịch sử… 

PHƯƠNG ANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top