Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Giữ nghề bằng “duyên nợ”

Thứ Sáu 18/10/2019 | 10:40 GMT+7

VHO-  Đam mê gốm Chăm từ nhỏ, ông đã tự tay làm ra hàng nghìn sản phẩm gốm đủ các loại như: Tháp Chăm, Linga, Yoni, bình gốm Chăm… Năm nay 66 tuổi nhưng đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề gốm Chăm.

 Nghệ nhân Đặng Văn Sơn chăm chú bên sản phẩm gốm của mình

Trải qua biết bao thăng trầm với nghề, có lúc nghề gốm tưởng như không thể tồn tại vì các sản phẩm gốm làm ra không có thị trường tiêu thụ. Vượt lên tất cả những khó khăn ấy, suốt hàng chục năm qua, ông luôn “chung thủy” với nghề và luôn ấp ủ khát vọng nghề gốm sẽ hưng thịnh trở lại.

Ông là Đặng Văn Sơn, nghệ nhân sống tại thôn Bình Tiến, xã Phong Hiệp, huyện Bắc Bình (Bình Thuận).

Nghệ nhân Đặng Văn Sơn thổ lộ: “Lúc trước, cha mẹ sống bằng nghề làm ruộng, ở vùng quê nghèo, tôi quen với nghề gốm là “cái duyên nợ”. Vốn tính phá phách như những đứa trẻ miền quê, những cục đất sét trở thành một thứ đầy thích thú với tôi”. Bước sang tuổi 11, cậu bé Đặng Văn Sơn bắt đầu mày mò làm những vật dụng gốm phục vụ cho cuộc sống, như: nồi, lò, chậu, tháp Chăm, Linga, Yoni, bình gốm Chăm… Qua thời gian, nghệ nhân Đặng Văn Sơn đã gắn bó với những cục đất sét vô tri ấy từ khi nào không biết. Bằng niềm tin, sự say mê đầy sáng tạo, nghệ nhân Sơn đã giữ lại nghề gốm Chăm truyền thống hơn 50 năm nay.

Theo nghệ nhân Sơn, xưa nay, chỉ có phụ nữ Chăm mới làm gốm, ông “lấn sân” là xuất phát từ niềm đam mê. Bàn tay nhẹ nhàng uốn nắn những đường cong trên tháp Chăm, ông kể: “Dù là một nông dân nhưng tôi lại mê làm gốm từ nhỏ. Đến với nghề gốm vì đam mê nhưng cũng vì mưu sinh cuộc sống, dần dà tôi bị cuốn hút vào những cục đất sét ấy. Tôi hạnh phúc khi làm ra một tác phẩm, hạnh phúc khi những đứa con tinh thần của mình được khách hàng yêu thích”.

Vừa nói chuyện với chúng tôi, nghệ nhân Sơn vừa thao tác trên các tháp gốm Chăm thô và kể: “Nhà nghèo sống bằng nghề nông, phải nuôi 3 đứa con ăn học nên khó khăn lắm. Do thích nghề gốm, mình học thêm rồi đi làm thuê cho các chủ gốm ở đây kiếm thêm thu nhập. Tuy thu nhập từ nghề làm gốm Chăm không nhiều, ngày công chỉ kiếm được từ 80.000 - 100.000 đồng nhưng không làm nghề thì buồn lắm!”. Trong 50 năm qua, nghệ nhân Đặng Văn Sơn đã tự tay mình tạo ra hàng nghìn sản phẩm gốm Chăm. Ngoài ra, ông còn tận tình chỉ dạy cho hàng chục lao động, con em người Chăm theo học nghề gốm, góp phầm bảo tồn phát phát huy giá trị gốm Chăm ở địa phương.

“Tuy là nghề gốm Chăm truyền thống được người dân truyền qua nhiều đời, nhưng có thời điểm nghề gốm ở Bình Thuận cũng lâm vào bế tắc, sản phẩm làm ra không bán được, không ít nghệ nhân phải bỏ nghề tìm việc khác mưu sinh, nghề gốm tưởng chừng như đi vào ngõ cụt. Khoảng hơn 10 năm trước, cả xã Phong Hiệp, huyện Bắc Bình có 100 hộ theo nghề gốm thì đều rất nghèo. Lúc bấy giờ, thỉnh thoảng mới có 5-7 du khách ngoài tỉnh đến tham quan, tiện thể mua vài món gốm đất làm kỷ niệm”, nghệ nhân Sơn nói.

Để giữ gìn và phát triển làng gốm, ngoài nỗ lực của các nghệ nhân thì UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã triển khai đề án “Chiến lược marketing gốm giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Đồng thời, UBND tỉnh Bình Thuận có chủ trương phát triển nghề gốm phục vụ du lịch. Nhờ đó, du khánh trong nước và quốc đế đến tham quan làng gốm ở Bình Thuận ngày càng đông.

 XUÂN HƯỚNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top