Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Góp ý dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi: Giờ làm thêm lại “nâng lên - hạ xuống”

Thứ Hai 21/10/2019 | 10:40 GMT+7

VHO-  Một lần nữa quy định giờ làm thêm thế nào để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, người lao động và xu thế quốc tế lại tiếp tục nóng lên. Trong khi đó, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 8 này.

 Người lao động Việt Nam thuộc nhóm có thời gian làm việc bình thường cao nhất thế giới

Tại hội nghị Người sử dụng lao động quốc gia đóng góp ý kiến dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) vừa diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia góp ý kiến của nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành da giầy, dệt may, thuỷ sản..., thời gian làm việc và quy định trần giờ làm thêm là nội dung được các doanh nghiệp quan tâm. Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, làm thêm giờ là nhu cầu của doanh nghiệp và là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Không thể quy định thời gian làm thêm giờ cho tất cả các doanh nghiệp mà Chính phủ phải chỉ rõ ngành nào được thêm giờ, thêm như thế nào. Làm thêm giờ thì cách tính lương như thế nào, nếu tính theo cách luỹ tiến thì doanh nghiệp khó chịu được.

Theo ông Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ,TB&XH), Chính phủ đã trình phương án thời gian làm việc bình thường tối đa không quá 48 giờ/tuần. Tuy nhiên thảo luận tại Quốc hội trước đó, có ý kiến đề nghị quy định thời gian làm việc “không quá 44 giờ/tuần). Tại dự thảo chỉnh lý Ban soạn thảo đã giữ nguyên quy định như Chính phủ đề nghị là: “không quá 48 giờ/tuần”. Về thời gian làm thêm, dự thảo chỉnh lý đưa ra hai phương án: Phương án 1, giữ như hiện hành, sửa đổi giới hạn tháng; cụ thể không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày, không quá 40 giờ/tháng (quy định hiện hành là 30 giờ/tháng) và 200 giờ/năm hoặc 300 giờ/ năm đối với năm loại công việc đã được quy định. Phương án 2 như dự thảo Chính phủ trình là số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm “không được quá 12 giờ/ngày”; không quá 40 giờ/tháng. Bảo đảm giờ được làm thêm không quá 200 giờ/năm hoặc 400 giờ/năm đối với một số ngành nghề do Chính phủ quyết định.

Với nội dung này, đa số các doanh nghiệp kiến nghị không nên quy định số giờ làm thêm theo ngày, theo tuần, tháng mà chỉ nên quy định theo năm. Đại diện Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú cho rằng, ngành tôm, cá nói riêng và nông nghiệp nói chung đều có tính chất thời vụ. Nếu vào đúng vụ thu hoạch mà các nhà máy mua hết sản phẩm của nông dân, sau đó sản xuất, chế biến thì sẽ vi phạm giờ làm thêm ngày, làm thêm giờ. Nếu doanh nghiệp mua đủ sản lượng để đủ thời gian thì người nông dân sẽ bị ế hàng, gây hậu quả cho nền kinh tế, xã hội. Theo doanh nghiệp này, cần sửa lại quy định thời gian làm thêm giờ không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ ngày và không quá 500 giờ/năm, bỏ quy định ràng buộc giờ làm thêm theo tháng. Một số doanh nghiệp khác lại đề nghị không nên quy định giờ làm thêm theo năm.

Trước đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có văn bản góp ý Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động từ “48 giờ/tuần” xuống “44 giờ/tuần” và giữ nguyên phương án 2 Điều 105 về giờ làm thêm để đưa vào dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) xin ý kiến Quốc hội. Đồng thời đề xuất tăng thêm ba ngày nghỉ trong năm theo hai phương án. Phương án 1: Nghỉ Quốc khánh 4 ngày từ 2-5.9 hằng năm (tăng thêm ba ngày so với quy định hiện hành). Phương án này ngoài mang lại lợi ích chung cho tất cả mọi người, còn giúp các gia đình trẻ có thời gian, điều kiện chuẩn bị cho con bước vào năm học mới, bố mẹ đưa con đến trường trong ngày khai giảng năm học. Phương án 2: Nghỉ 01 ngày vào Ngày Gia đình Việt Nam 28.6 và thêm 02 ngày nghỉ dịp Tết Dương lịch.

QUỲNH HOA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top