Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Triển khai các Quyết định của Thủ tướng trong chăm sóc trẻ em

Thứ Sáu 01/11/2019 | 23:47 GMT+7

VHO- Dù là quốc gia thứ hai của châu Á, và quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á phê chuẩn Công ước quyền trẻ em nhưng hiện nay trẻ em Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề như bị xâm hại, điều kiện sống khó khăn, khó tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản như giáo dục, y tế, vui chơi…

Để giải quyết các thách thức trên, Việt Nam cần có các chương trình, kế hoạch hành động tổng thể, mang tính chất toàn quốc, tập trung nguồn lực cho các giải pháp chính sách, thực tiễn. Đây là vấn đề đặt ra tại hội thảo Hướng dẫn thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và góp ý dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 – 2025 diễn ra ngày 1.11 tại Hà Nội do Bộ LĐ,TB&XH và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF) phối hợp tổ chức.

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH cho biết, Việt Nam là quốc gia thứ hai của châu Á và đầu tiên ở Đông Nam Á phê chuẩn công ước quốc tế quyền trẻ em. Trong những năm qua, Việt Nam đã được những thành tựu quan trọng trong chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên, dù các bộ, ngành, tổ chức, xã hội đã tích cực thực hiện nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, nhưng hiện nay vẫn còn khoảng hơn 5 triệu trẻ em là trẻ em nghèo theo phương thức tính nghèo đa chiều. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, tỷ lệ nhập học mầm non, việc tiếp cận dịch vụ vui chơi giải trí của trẻ em còn thấp, tập trung ở vùng tộc thiểu số và miền núi còn cao. Tỷ lệ nhập học mầm non của trẻ em còn thấp đặc biệt là trẻ em trong các hộ nghèo, trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Việc tiếp cận dịch vụ vui chơi giải trí của trẻ em tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi con thấp...

“Vấn đề bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vẫn diễn ra phức tạp. Trong hai năm 2017 - 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc có 4.912 trẻ em bị xâm hại, trong đó số trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm trên 80%. Vẫn còn những vụ việc bị phát hiện muộn, thiếu một số các chế tài để kết tội; bản thân trẻ em, người lớn thiếu kỹ năng phòng ngừa xâm hại bạo lực. Chúng ta thấy vẫn còn những khoảng trống trong vấn đề xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em trai”, Thứ trưởng Bộ LĐ,TB&XH nhấn mạnh.

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định triển khai các chương trình, đề án về hỗ trợ trẻ em. Cụ thể: Quyết định số 1437/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025; Quyết định số 1438/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018- 2025; Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019 - 2025.

Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ tình hình bố trí nguồn lực và ngân sách làm công tác trẻ em, việc sắp xếp cơ cấu cán bộ làm công tác trẻ em của địa phương, đặc biệt là sau hội nghị trực tuyến toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ chủ trì năm 2018. Đồng thời, đại diện các tổ chức quốc tế cũng chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế trong việc triển khai thực hiện việc chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em, hỗ trợ trẻ em khuyết tật và vận động nguồn lực cho công tác trẻ em đặc biệt là trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

THẢO LAM

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top