Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Quảng Nam dành khoảng 252 tỉ đồng để bảo tồn văn hóa các DTTS

Thứ Tư 13/11/2019 | 10:32 GMT+7

VHO- UBND tỉnh Quảng Nam vừa có cuộc họp với Sở VHTTDL và các Sở, ngành liên quan để góp ý cho nội dung đề án “Hỗ trợ bảo tồn, phát huy một số loại hình văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2020-2025” (gọi tắt Đề án).

 Nghi thức cúng mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong

Việc thực hiện Đề án nhằm hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn, từ nhận thức đến thực tiễn cuộc sống, qua đó từng bước giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

Theo dự thảo, Đề án sẽ hỗ trợ, phát huy một số loại hình văn hóa các đồng bào DTTS thuộc 7 huyện miền núi gồm Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My và Hiệp Đức. Các nội dung hỗ trợ bao gồm bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết các DTTS; Xây dựng mới và sửa chữa nhà làng truyền thống cho đồng bào các DTTS; Bảo tồn và phát huy nghề dệt và trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS; Các thôn, các trường Phổ thông dân tộc nội trú có chiêng, trống để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; Phục hồi, bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của đồng bào các DTTS miền núi; Bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian: Nghệ thuật múa Tân tung da dá, Nói lý hát lý, điêu khắc...

Thành lập và hoạt động các câu lạc bộ, đội nghệ thuật truyền thống của đồng bào các DTTS miền núi; Thống kê, khảo sát, bảo tồn và truyền dạy của nghệ nhân đồng bào DTTS miền núi; Nghiên cứu, tổ chức hội thảo, giới thiệu, quảng bá những giá trị VH truyền thống của đồng bào các DTTS miền núi; Xây dựng các sản phẩm VH phục vụ du lịch cộng đồng. Tổng nguồn vốn hỗ trợ Đề án dự kiến khoảng 252 tỉ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ 80%, còn lại trích từ nguồn ngân sách đối ứng của địa phương. Dự kiến nguồn vốn đầu tư phát triển để hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa các nhà làng truyền thống, nguồn vốn sự nghiệp để hỗ trợ các nội dung còn lại.

Theo dự thảo Đề án, nguyên tắc bảo tồn được xây dựng kết hợp theo các hình thức từ bảo tồn tĩnh (bảo tồn trong sách vở, bảo tồn trong bảo tàng, nhà truyền thống…) đến bảo tồn động (bảo tồn các giá trị văn hóa tồn tại trong cộng đồng dân cư, làng bản), bảo tồn nguyên dạng (bảo tồn đúng với nguyên gốc truyền thống của mỗi dân tộc), bảo tồn thích nghi (bảo tồn dựa trên cơ sở truyền thống nhưng có biến đổi, thích nghi với sự phát triển của xã hội). Theo ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Nam, việc thực hiện Đề án là rất cần thiết để triển khai khẩn cấp việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào miền núi Quảng Nam. Qua các lần khảo sát do Sở VHTTDL thực hiện, các chuyên gia, cộng đồng miền núi đều cho rằng đã đến lúc phải triển khai bảo tồn cấp thiết các giá trị VH miền núi trước nhiều tác động lẫn nguy cơ mai một.

 Lễ cúng đất lập làng của đồng bào Cơ tu Quảng Nam

Được biết, hiện tại Quảng Nam có khoảng 125.000 đồng bào DTTS, chủ yếu là các dân tộc Cơ Tu, Xê Đăng (nhóm Ca Dong, Mơ Nâm), Giẻ - Triêng, Co, Bh’noong..., chiếm tỷ lệ 8,93% dân số toàn tỉnh. Văn hóa truyền thống các DTTS đã trở thành một nhân tố cơ bản cho sự phát triển bền vững xã hội vùng miền núi, góp phần bảo vệ an ninh chính trị và quốc phòng vùng biên giới của đất nước. Nhiều ý kiến tại cuộc họp cũng bày tỏ sự quan ngại cùng với quá trình CNH-HĐH và toàn cầu hóa, đặc biệt là tác động mạnh mẽ của thời đại công nghệ, kỹ thuật số nên những giá trị văn hóa truyền thống các DTTS đang có nhiều biến đổi và đang gặp nhiều thách thức. Trong đó đặc biệt vấn đề ngôn ngữ, chữ viết đang dần trở nên khó khăn với lớp trẻ.

Ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, ngay tại địa phương, các nhà làng truyền thống hiện không giữ được nguyên trạng, trang phục của đồng bào, tiếng nói chữ viết rất ít được lớp trẻ sử dụng. Hiện rất ít người trẻ biết cả nói và viết tiếng của đồng bào mình, thậm chí nhiều em không biết nói ngôn ngữ của đồng bào mình. Ngôn ngữ chữ viết, một dạng thức đặc biệt của văn hóa truyền thống các DTTS ít nhiều bị thu hẹp, lãng quên. Các nhà Gươl, nhà rông mất dần, hoặc đang được phục hồi theo những mô thức biến dạng. Trang phục, ẩm thực, lễ hội, nghệ thuật dân gian... cũng bị mất mát, thất truyền hoặc bị biến dạng, đặc biệt các lớp nghệ nhân gắn với nghề dệt thổ cẩm, điêu khắc, văn nghệ dân gian, nghệ nhân nắm giữ những tri thức bản địa... đang ngày càng ít dần đi.

Tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng việc bảo tồn, phát huy, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống này cần phù hợp với điều kiện thực tế từng địa bàn, từng dân tộc. Khi triển khai các hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các DTTS miền núi cần phải có sự tham gia, giám sát của cộng đồng, tôn trọng cộng đồng, lấy cộng đồng các dân tộc làm chủ thể. Ông Trần Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các đơn vị liên quan cần tập trung khắc phục những vướng mắc và khó khăn khi tiến hành thực hiện dự án trên địa bàn. Đề nghị Sở VHTTDL cùng các địa phương trao đổi, thống nhất cụ thể về việc xây dựng, hỗ trợ, sửa chữa nhà làng truyền thống ở các thôn, cũng như việc bảo tồn, dạy tiếng dân tộc tại các trường học ở miền núi, ưu tiên những việc làm cấp thiết để bước đầu thực hiện dự án,... 

 THU HOÀI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top