Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Bộ VHTTDL tiếp tục đề xuất bổ sung giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch

Thứ Bảy 11/04/2020 | 16:44 GMT+7

VHO- Bộ VHTTDL vừa gửi công văn số 1399/BVHTTDL-TCDL tới Bộ Kế hoạch và đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất bổ sung các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sau khi lắng nghe các kiến nghị của địa phương và doanh nghiệp.

Dịch Covid-19 khiến ngành Du lịch Việt Nam thiệt hại nặng nề. Trong ảnh, thành phố du lịch nổi tiếng Việt Nam- Hội An không một bóng người. Ảnh: Hoàng Vinh

Đề xuất hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp

Trước đó, ngày 19.3, Bộ VHTTDL đã có công văn số 1156/BVHTTDL-TCDL đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hiện nay, một số giải pháp thiết thực đã được Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét. Lần này, sau khi tổng hợp các kiến nghị của địa phương và doanh nghiệp trên cả nước, Bộ VHTTDL đã đề xuất bổ sung hàng loạt các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong lĩnh vực du lịch.

Trong đó, đối với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch và người lao động, Bộ VHTTDL đề xuất hỗ trợ gói tài chính cho các doanh nghiệp du lịch trong việc hoàn, hủy tour thay vì thực hiện hủy tour. Gói tài chính này sẽ giúp các doanh nghiệp phát hành “phiếu mua tour” thời hạn 12-18 tháng, giá trị tương đương tour đã đặt cho khách hàng không thể thực hiện được chuyến đi do tình hình dịch bệnh hoặc các trường hợp bất khả kháng khác.

Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ nhà có phòng lưu trú du lịch cho thuê (homestay), người lao động mất việc trong cơ sở lưu trú du lịch (đề nghị đưa các đối tượng này vào diện được hỗ trợ trong gói 62 nghìn tỉ đồng giúp người dân gặp khó khăn chống dịch Covid-19).

Miễn phí cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa cũng như thẻ hướng dẫn viên trong năm 2020.

Đầu tư cho các cơ sở đào tạo du lịch có áp dụng chương trình đào tạo trực tuyến đào tạo cấp theo Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam. Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp hạ tầng phục vụ dạy và học trực tuyến; hỗ trợ đào tạo giáo viên dạy học trực tuyến; hỗ trợ xây dựng nâng cấp chương trình học trực tuyến; hỗ trợ công tác tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp du lịch công nhận kết quả học tập và tuyển lao động có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến tại các cơ sở đào tạo du lịch.

Áp dụng chính sách hỗ trợ, ưu đãi dành cho cơ sở đào tạo du lịch và các học viên tham gia đào tạo lại, nâng cao tay nghề theo Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam. Cụ thể là trong giai đoạn còn dịch hỗ trợ tự đào tạo trực tuyến hoặc theo nhóm nhỏ tại doanh nghiệp. Giai đoạn kết thúc dịch hỗ trợ cho các địa phương đào tạo nghiệp vụ cho hướng dẫn viên tại điểm, điều hành tour, cơ sở lưu trú du lịch, đặc biệt là các homestay.

Bộ VHTTDL cũng đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xúc tiến du lịch quốc gia mà doanh nghiệp không phải đóng bất kỳ khoản phí nào; được hỗ trợ chi phí thị thực, vé máy bay cho 1 cán bộ/ 1 doanh nghiệp du lịch khi tham gia chương trình.

Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các hãng hàng không hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành giải phóng tiền đặt cọc mua vé máy bay trong thời gian dịch bệnh.

Kịch bản nào cho Du lịch Việt Nam?

Bộ VHTTDL đã đưa ra các giải pháp đối với các kịch bản khống chế dịch bệnh Covid-19. Trong đó, kịch bản Việt Nam công bố hết dịch sẽ tập trung vào kích cầu thị trường du lịch nội địa, phối hợp với các hãng hàng không, vận chuyển và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, các điểm tham quan… miễn/giảm có thời hạn giá dịch vụ (hàng không, lưu trú, phí tham quan...).

Tập trung triển khai chiến dịch truyền thông “Du lịch Việt Nam an toàn” và triển khai Chương trình kích cầu nội địa với sự tham gia của các địa phương (điểm đến),  các doanh nghiệp vận chuyển và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.

Đề nghị Chính phủ có các gói kích cầu tiêu dùng, trong đó có kích cầu người tiêu dùng trong nước sử dụng dịch vụ du lịch. Tập trung vào phân khúc khách du lịch kết hợp kinh doanh, giải quyết công việc, du lịch MICE.

Triển khai xây dựng Trung tâm điều hành du lịch thông minh phục vụ chuyển đổi số ngành du lịch trong và sau dịch Covid-19.

Với kịch bản Việt Nam và một số nước công bố hết dịch (dự kiến các nước trong khu vực Châu Á có khả năng hết dịch sớm hơn) cần hỗ trợ ngành Du lịch đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tập trung phát động chương trình: “Việt Nam an toàn và hấp dẫn” (Vietnam NOW - Safety and Smiling) với các nội dung: Khẳng định Việt Nam đã thành công trong đẩy lùi dịch Covid-19 và tiếp tục là điểm đến an toàn, khách du lịch được chào đón trở lại, hoạt động kinh doanh du lịch được phục hồi; công bố các gói sản phẩm, dịch vụ ưu đãi.

Cơ cấu lại thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tập trung quảng bá khách đến và đi du lịch các thị trường đã hết dịch, nhất là phân khúc khách du lịch kết hợp kinh doanh, giải quyết công việc, du lịch MICE.

Kiến nghị Chính phủ xem xét có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Việt Nam liên quan đến miễn thị thực, miễn giảm phí thị thực nhập cảnh.

Với kịch bản thế giới công bố hết dịch sẽ tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, truyền thông, phát triển sản phẩm du lịch mới. Triển khai rộng rãi các gói kích cầu đối với các thị trường du lịch, cả nội địa, quốc tế (inbound và outbound).

Kiến nghị Chính phủ xem xét có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Việt Nam như tăng tần suất, mở thêm đường bay đến các thị trường quốc tế, miễn thị thực, miễn giảm phí thị thực nhập cảnh.

NGUYỄN ANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top