Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Về phương án thi tốt nghiệp THPT 2020: Nhiều trường lo lắng... “lối cũ ta về”

Thứ Sáu 24/04/2020 | 11:04 GMT+7

VHO- Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT tại cuộc họp bàn về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 mới đây, nếu dịch bệnh được kiểm soát, học sinh đi học trước ngày 15.6 thì kỳ thi THPT quốc gia có thể được tổ chức từ ngày 8-11.8 và chỉ tập trung vào mục đích chính là tốt nghiệp THPT, nhằm đánh giá mặt bằng chất lượng học sinh phổ thông cả nước, nên tên gọi sẽ là “Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020”.

Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ chịu trách nhiệm ra đề thi, căn cứ trên nội dung đã giảm tải. Các địa phương sẽ chịu trách nhiệm về khâu tổ chức thi, chấm thi tự luận. Các trường ĐH sẽ thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo đúng Luật Giáo dục ĐH sửa đổi và có thể tổ chức các kỳ thi riêng… Liên quan đến phương án thi vừa được Bộ GD&ĐT đề xuất, nhiều trường bày tỏ lo lắng.

Tăng áp lực cho học sinh rất nhiều

Với quyết định tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD&ĐT vừa công bố, tôi cho rằng thực tế không hề làm giảm áp lực cho học sinh, mà ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Trước đây chúng ta đã nói là để tránh áp lực, tránh tổ chức nhiều kỳ thi tốn kém, chúng ta mới cho thi “2 trong 1”. Khi tổ chức như vậy, học sinh có nhiều tổ hợp môn để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, cơ hội trúng tuyển cao hơn, đa dạng hơn. Nhưng bây giờ Bộ bỏ bớt mục tiêu xét điểm tốt nghiệp THPT vào ĐH, CĐ, thì hóa ra cứ xoay vòng.

Theo kế hoạch hiện nay, dù bỏ mục tiêu xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp vào ĐH nhưng số môn thi, bài thi vẫn giữ nguyên thì áp lực còn đó. Học sinh lại phải tiếp tục đi thi vô các trường ĐH. Nếu các trường ĐH tổ chức thi vào các thời điểm khác nhau thì học sinh cũng sẽ phải đi thi nhiều lần, như vậy rõ ràng các em nhiều áp lực hơn. Trong khi đó, đứng ở góc độ trường THPT, để đảm bảo kiến thức và kết quả thi cho các em thì các trường vẫn phải dạy khối lượng kiến thức như vậy, không dám bỏ bớt phần nào, trong khi điều kiện học thì hạn chế hơn trước rất nhiều... Do đó, tôi nghĩ rằng áp lực vẫn hoàn áp lực, mà có lẽ còn tăng hơn. Nếu đã chủ trương giảm áp lực thì Bộ cần cân nhắc lại số môn thi. Bên cạnh đó, việc quy định thời gian thi dồn cả vào 3 buổi cho 6 môn cũng căng thẳng vô cùng.

(Ông HUỲNH THANH PHÚ, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM)

Trấn an phụ huynh và học sinh nhưng bản thân các thầy cô rất lo

Hiện nay, phụ huynh và học sinh rất băn khoăn về phương án thi sắp tới. Bản thân chúng tôi làm công tác quản lý cũng lo lắng. Bộ GD&ĐT có nói đề thi giảm tải, giảm mục tiêu để các em đỡ áp lực nhưng trên thực tế ai nấy đều sốt ruột. Chúng tôi lo nếu Bộ quyết để các trường ĐH tổ chức kỳ thi riêng thì sẽ khó khăn cho học sinh rất nhiều. Về cách ra đề, kiểm tra, đánh giá, việc tổ chức thi,… chúng tôi chỉ mới nghe nói thôi chứ chưa thấy triển khai cụ thể, vì thế không khỏi băn khoăn, trăn trở. Chúng tôi chỉ biết củng cố, bồi dưỡng rồi khảo sát kiến thức cho các em; thường xuyên động viên phụ huynh và học sinh để cho các em nhẹ nhàng hơn nhưng thật ra trong thâm tâm chúng tôi cũng lo lắng lắm.

(Ông NGUYỄN DUY TUYỂN, Hiệu trưởng trường THPT Trần Khai Nguyên, quận 5, TP.HCM)

Mong rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới vẫn “chuẩn chỉ”

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, tôi cho rằng việc mong muốn có một kỳ thi THPT vừa để xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển vào ĐH như trước thì cũng khó, nhưng nếu như đề thi quá đơn giản, quá nhẹ nhàng để học sinh nào cũng “qua” được, rồi kết quả thi địa phương nào cũng đạt 100% thì liệu tổ chức thi còn có ý nghĩa gì. Do vậy, tôi mong muốn kỳ thi sắp tới phải trung thực, có độ phân hóa chứ không chỉ thi cho qua, mà kết quả đó còn có thể dùng để xét tuyển vào ĐH của một số trường.

Mọi năm, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM sử dụng 3 phương án xét tuyển, bao gồm xét tuyển từ kết quả học bạ, kết hợp kết quả kỳ thi THPT quốc gia và tổ chức thi năng khiếu đối với một số ngành văn hóa - nghệ thuật. Năm nay chúng tôi cũng dự kiến thực hiện các phương án này, nhưng có lẽ phương án xét điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ phải bàn kỹ hơn. Bên cạnh đó, trường cũng tính đến việc chia sẻ kết quả thi của một số trường ĐH tốp đầu có tổ chức thi tuyển (có cùng khối thi, tổ hợp môn thi) để làm căn cứ xét tuyển vào trường. Hiện chúng tôi đang đợi xem đề thi của Bộ khó dễ đến đâu, mức phân hóa ra sao và phổ điểm như thế nào nhằm có căn cứ điều chỉnh phương án tuyển sinh cho phù hợp.

(PGS.TS LÂM NHÂN, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM)

Nếu Bộ có quan điểm “nhẹ nhàng” thì các trường ĐH phải tính

Trước đây chúng ta tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhằm 2 mục đích: xét tốt nghiệp và xét đầu vào các trường ĐH, hay còn gọi là kỳ thi “2 trong 1”. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, “1 trong 1” hay “2 trong 1” không quan trọng, nếu như việc tổ chức thi đảm bảo khách quan, nghiêm túc và thống nhất mặt bằng chung cả nước, đề thi có sự phân hóa tốt, thì dù cho có quy định “1 trong 1” đi chăng nữa thì nó cũng đạt được 2, bởi vì 2 hay 1 là tùy thuộc các trường có sử dụng kết quả đó hay không. Xuất phát từ quan điểm đó, tôi thấy rằng không nên cho đề thi dễ quá, bởi nếu dễ quá sẽ dẫn đến tình trạng các trường ĐH không phân loại được, không thể dựa vào đó để lấy điểm đầu vào, mà như vậy thì trường ĐH sẽ phải tổ chức thi riêng, rất tốn kém và lãng phí. Như vậy, ban đầu tưởng cho đề thi nhẹ nhàng là thương học trò nhưng hóa ra lại làm khổ các em, các em phải đi thi ĐH vất vả như ngày xưa.

Cho nên, theo tôi việc thi tốt nghiệp cũng cần phải phân hóa, còn đề thi như thế nào để các em vẫn tốt nghiệp mà vẫn có cơ sở để các trường tin tưởng vào kết quả, là chuyện của ban soạn đề. Mình có thể giảm tải một mức độ nào đó, nhưng vẫn đảm bảo độ phân hóa. Vậy thì giảm ở đây là giảm cái gì? Tôi cho rằng, học kỳ II vừa rồi vì tình hình dịch bệnh nên các em phải học online, kiến thức tiếp thu không đồng đều, không trọn vẹn, thì khi ra đề cứ cho trong phạm vi những học kỳ mà các em được học đầy đủ, như kiến thức lớp 11 và học kỳ I lớp 12, thi những nội dung đó nhưng phải thi chặt chẽ, đàng hoàng để các trường có thể dùng kết quả xét tuyển được. Và lúc đó, dù cho Nhà nước nói thi “1 trong 1” đi nữa thì đó cũng vẫn là “2 trong 1” thôi.

Bên cạnh việc ra đề thi thì khâu coi thi, chấm thi cũng rất quan trọng. Tôi chưa nói đến chuyện tiêu cực trong kỳ thi, nhưng chỉ đơn giản là đối với những môn tự luận, để các địa phương tự chấm mà không có sự giám sát của các đơn vị bên ngoài thì dễ sinh ra tình trạng không công bằng, chấm nhẹ tay cho học sinh trường mình, tỉnh mình. Chỉ cần “đua nhau chấm nhẹ tay” thì cũng nguy hiểm, chưa nói đến tiêu cực… Mặc dù Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói mục đích chính là để xét tốt nghiệp, nhưng Bộ GD&ĐT phải làm cho khoa học, phân hóa nhất định, tổ chức giám sát chặt chẽ, khách quan, công bằng, tránh những yếu tố cục bộ địa phương. Bởi nếu Bộ có quan điểm “nhẹ nhàng” cho qua thì các trường ĐH phải tính chuyện tổ chức thi, khi đó thì rất khổ cho học sinh, vậy chẳng phải là “lối cũ ta về” hay sao?

(PGS.TS TRẦN HOÀNG HẢI, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM)

 

 Theo tôi việc thi tốt nghiệp cũng cần phải phân hóa, còn đề thi như thế nào để các em vẫn tốt nghiệp mà vẫn có cơ sở để các trường tin tưởng vào kết quả, là chuyện của ban soạn đề. Mình có thể giảm tải một mức độ nào đó, nhưng vẫn đảm bảo độ phân hóa. Vậy thì giảm ở đây là giảm cái gì? Tôi cho rằng, học kỳ II vừa rồi vì tình hình dịch bệnh nên các em phải học online, kiến thức tiếp thu không đồng đều, không trọn vẹn, thì khi ra đề cứ cho trong phạm vi những học kỳ mà các em được học đầy đủ, như kiến thức lớp 11 và học kỳ I lớp 12, thi những nội dung đó nhưng phải thi chặt chẽ, đàng hoàng để các trường có thể dùng kết quả xét tuyển được. Và lúc đó, dù cho nhà nước nói thi “1 trong 1” đi nữa thì đó cũng vẫn là “2 trong 1” thôi.

(PGS.TS TRẦN HOÀNG HẢI, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM)

 THÙY TRANG (thực hiện)

 

 Thí sinh thi THPT quốc gia tại TP.HCM năm 2019

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top