Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Nghệ sĩ Trần Văn Tuấn: Người lên truyền hình dạy chèo

Thứ Tư 09/06/2021 | 14:14 GMT+7

VHO- Về Thái Bình hỏi thầy giáo nghệ sĩ Trần Văn Tuấn không mấy ai yêu chèo lại không biết đến. Là một người đam mê với sự nghiệp đào tạo diễn viên chèo, gắn bó cuộc đời và sự nghiệp với quê lúa Thái Bình, Trần Văn Tuấn có những thành công riêng được ghi nhận.

Nghệ sĩ Trần Văn Tuấn dạy học sinh múa và hát chèo

Khi hỏi anh nghĩ về chèo như thế nào? Không trả lời thẳng vào câu hỏi, nghệ sĩ Trần Văn Tuấn khẳng định: Người quê Thái Bình không ai không tự hào vì quê hương mình là cái nôi của chèo. Để biết Trần Văn Tuấn gắn bó với chèo thế nào chỉ cần điểm qua một vài thông tin cơ bản như thế này: Sinh ra và lớn lên ở Phúc Khánh, Hưng Hà, Thái Bình nên anh bén duyên chèo từ tấm bé. Năm 19 tuổi đi bộ đội và ở trong quân ngũ từ năm 1984 đến 1987 và trong suốt thời gian này, Trần Văn Tuấn đã mang tiếng hát chèo quê hương đến với các bạn đồng ngũ, cùng đơn vị tham gia các hội diễn văn nghệ các cấp. Năm 1987 khi xuất ngũ trở về địa phương quyết định theo học tại Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật tỉnh Thái Bình. Năm 1989 ra ra trường anh được nhận về làm diễn viên Nhà hát Chèo Thái Bình. Ở Đoàn cho đến năm 2008 thì anh trở lại trường và gắn bó sự nghiệp đào tạo diễn viên chèo cho địa phương từ đó đến thời điểm này. Như vậy có thể nói, “tôi đến với chèo từ nhỏ và chèo là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của tôi”, nghệ sĩ Trần Văn Tuấn chia sẻ.

Thực ra, có thể công chúng đại chúng của chèo trên địa bàn rộng, ngoài tỉnh Thái Bình không biết nhiều tới cái tên Trần Văn Tuấn là bởi dù đã từng nhiều năm ở vị trí nghệ sĩ chính của Nhà hát chèo Thái Bình, đơn vị nằm ở địa bàn được coi là cái nôi của nghệ thuật hát chèo, nhưng thời gian là nghệ sĩ biểu diễn cũng đã cách đây tới gần 20 năm. Song khi nhắc đến Trần Văn Tuấn ở khía chành đào tạo thì gần như làng chèo khắp nơi đều biết. Nhiều học trò của anh bây giờ cũng là những nghệ sĩ tài năng, diễn viên chủ chốt của các nhà hát lớn ở trung ương, chẳng hạn như Quốc Phòng, Việt Tuấn ở Nhà hát Chèo Hà Nội, Nguyễn Vân Hà ở Nhà hát Chèo Quân đội... Hơn nữa, công chúng yêu Chèo sẽ biết tới Trần Văn Tuấn là một nghệ sĩ, giảng viên dạy hát chèo rất quen thuộc trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình. Từ năm 2017 đến 2020 nghệ sĩ Trần Văn Tuấn bắt đầu dạy hát chèo trên sóng truyền hình tỉnh, thời điểm đầu mới xuất hiện, anh ưu tiên dành giảng dạy các làn điệu cổ. Bước sang năm 2021 anh bắt đầu dụy thêm các bài hát chèo dựa trên các làn điệu cổ được đặt lời mới. Toàn bộ kế hoạch dậy, làn điệu, bài bản cũng như nội dung bài giảng như thế nào đều do nghệ sĩ Trần Văn Tuấn chủ động xây dựng.

Thực tế thì Trần Văn Tuấn rất có duyên với nghề giảng dậy, trên cương vị Quyền Trưởng khoa Sân khấu Âm nhạc Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật tỉnh Thái Bình, bên cạnh giảng dạy, anh còn là một trong những giảng viên tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và đạt được những thành tựu nhất định ban đầu để ứng dụng vào thực tiễn tại địa phương. Chẳng hạn là thành viên đề tài khoa học cấp tỉnh mang tên: “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đưa làn điệu, trích đoạn chèo vào trong một số trường tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình.” Hay trong năm 2020 anh phụ trách một nhánh của đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.01.29/16-20 với tên gọi: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa đến hoạt động của doanh nghiệp logistics nhằm ứng phó đại dịch covid 19”...

“Tôi đã được học từ những người thầy của mình như NGND Hoàng Kiều, nghệ sĩ Bích Ngọc. Thầy Kiều đã giúp tôi hiểu thêm về lý luận sân khấu, đặc biệt là sân khấu chèo. Còn cô Ngọc vợ thầy đã dạy tôi toàn bộ múa cơ bản về chèo”. Bên cạnh đó, trong suốt sự nghiệp biểu diễn và giảng dạy gắn với chèo, Trần Văn Tuấn còn học hỏi từ nhiều người thầy, nghệ sĩ lớn như NSND Mạnh Tuấn truyền dạy hề chèo , NSND Đoàn Thanh Bình, NSND Thanh Ngoan, NSND Văn Mởn   NSUT Đăng Tỉnh... Hình thức học cũng rất đặt biệt, từ trường lớp, từ thực tiễn các dự án có các nghệ sĩ tham gia, từ trong những băng tư liệu hình ảnh và âm thanh... Theo anh Tuấn, chỉ có con đường ngắn nhất và duy nhất để một người nghệ sĩ say mê với nghề, muốn cống hiến đam mê cho nghề đó là sự học hỏi. Học hỏi mọi lúc mọi nơi. Và với nghề giáo thì còn có đặc thù riêng, những đúc kết sau học hỏi từ những người thầy sẽ được truyền tải tới những thế hệ học trò của mình.

N.Q.L

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top