Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Thứ Sáu 16/07/2021 | 11:47 GMT+7

VHO- Thực hiện Đề án Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch năm 2021, một trong số các giải pháp được chú trọng đẩy mạnh trong thời gian qua là tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều nội dung phong phú, góp phần mang lại hiệu quả tích cực.

Siết chặt quản lý lĩnh vực quảng cáo ngoài trời Ảnh: NGỌC TÚ

 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, công tác chỉ đạo điều hành trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch thường xuyên được thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả thực thi, đẩy lùi vi phạm.

Tăng mức xử phạt nhiều hành vi vi phạm

Trong thời gian qua, về các vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch có thể kể đến một số hoạt động kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, quyền tác giả, quyền liên quan; hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa như: Vũ trường, karaoke, bar; quảng cáo ngoài trời, xâm phạm di tích... Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nội dung, mục đích, ý nghĩa của công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nhằm tăng cường phòng ngừa, kéo giảm các loại tội phạm, giảm các vi phạm pháp luật; đảm bảo môi trường hoạt động kinh doanh văn hóa, thể thao và du lịch an toàn, lành mạnh là một trong những giải pháp của Đề án Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch năm 2021.

Theo Cục Văn hóa cơ sở, các hình thức tuyên truyền được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, tận dụng thế mạnh của các kênh thông tin tuyên truyền; tuyên truyền trực quan hoặc lồng ghép thông qua Phong trào TDĐKXDĐSVH, qua các hương ước, quy ước của cộng đồng, các hoạt động văn hóa nghệ thuật… Các chuyên mục về Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL được thực hiện với các nội dung đa dạng như sản xuất ấn phẩm, chương trình truyền thông.

Một trong những nội dung được chú trọng tuyên truyền là hệ thống văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động theo “đường ray”, đẩy lùi những sự lệch chuẩn. Mới đây, Nghị định số 38/2021/NĐ-CP (Nghị định 38) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo - văn bản pháp lý quan trọng đối với công tác thực thi pháp luật nói chung và lĩnh vực văn hóa, quảng cáo nói riêng đã được ban hành. Các cơ quan chức năng, đơn vị truyền thông trong và ngoài Bộ đã nhanh chóng vào cuộc, tích cực tuyên truyền, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ. Tinh thần của Nghị định 38 về tăng nặng mức phạt với nhiều hành vi vi phạm đã được các cơ quan báo chí, truyền thông tích cực đăng tải. Theo ông Lê Thanh Liêm, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ VHTTDL), Nghị định 38 thiết lập một hành lang pháp lý quan trọng, đảm bảo tinh thần Chỉ thị số 43/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trong các lĩnh vực văn hóa nói chung và quảng cáo nói riêng.

Ông Liêm nhấn mạnh, xử phạt là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật. Trong thời gian qua có nhiều hành vi vi phạm trong các lĩnh vực văn hóa, quảng cáo cần phải bổ sung và tăng mức xử phạt nhằm nâng cao tính răn đe như những hành vi vi phạm trong lĩnh vực di sản văn hóa; những hành vi lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng, các hoạt động văn hóa ở cơ sở để trục lợi... Qua rà soát và thực tiễn công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo cho thấy một số quy định về hành vi vi phạm với mức phạt tiền theo quy định cũ tại Nghị định số 158 chưa tương xứng với lợi nhuận bất hợp pháp mà các đối tượng vi phạm thu được, dẫn đến tình trạng đối tượng sẵn sàng vi phạm. Nghị định 38 được ban hành đã khắc phục điểm yếu này. Cụ thể, Nghị định 158 có 431 hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo bị xử phạt hành chính thì Nghị định 38 sửa đổi, bổ sung thêm 201 hành vi, tỉ lệ khoảng 40%. Mức xử phạt được điều chỉnh tăng từ 20-30%. Trong đó, có nhiều hành vi vi phạm được quy định tăng cao mức tiền xử phạt để nâng tính răn đe, một số hành vi tăng gấp đôi mức xử phạt.

Tuyên truyền thường xuyên, liên tục

Theo các nhà quản lý, Nghị định 38 được ban hành sẽ góp phần giải quyết những tồn tại, bất cập, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về văn hóa, quảng cáo nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung, bảo đảm phù hợp với sự phát triển khách quan của thực tiễn. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, để nâng cao hiệu quả thực thi thì công tác tuyên truyền cần thường xuyên được đẩy mạnh, qua đó đưa tinh thần, nội dung Nghị định đến với các cơ quan quản lý, thực thi và đặc biệt là đến từng người dân. Vụ Pháp chế, Bộ VHTTDL cho biết, sẽ tổ chức các Hội nghị quán triệt nội dung Nghị định đối với các Bộ, ngành, các Sở VHTTDL, Sở VHTT... Các địa phương sau đó sẽ tiếp tục quán triệt, triển khai ở từng lĩnh vực, đảm bảo hiệu quả thực thi.

Mở rộng hơn, thực tế cho thấy tuyên truyền luôn là một giải pháp hữu hiệu nhằm đưa những chủ trương, chính sách vào cuộc sống. Theo BCĐ phòng chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ 138/CP) và BCĐ quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia), trong công tác phòng, chống tội phạm, giải pháp tuyên truyền đã góp phần giải quyết những vấn đề phát sinh, gây bức xúc trong nhân dân; kịp thời giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên về tội phạm và trật tự xã hội, góp phần kéo giảm số vụ tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tội phạm nói chung và trong lĩnh vực VHTTDL nói riêng hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trong các nhiệm vụ trọng tâm nhằm khắc phục những vấn đề hạn chế về công tác phòng, chống tội phạm trong hoạt động VHTTDL, Bộ VHTTDL đã nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền. Theo đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức là nhiệm vụ và cũng là giải pháp đặc biệt quan trọng, hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL” trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật cần tiếp tục được đẩy mạnh trong các lĩnh vực: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, hoạt động quảng cáo; quyền tác giả, quyền liên quan; hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch; công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch... Giải pháp đẩy mạnh phối hợp với BCĐ 138/CP và BCĐ Phong trào TDĐKXDĐSVH ở Trung ương và các địa phương nhằm tuyên truyền sâu rộng về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong xây dựng GĐVH, làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa… cũng sẽ tiếp tục được thực thi. 

  Thực tiễn công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo cho thấy một số quy định về hành vi vi phạm với mức phạt tiền theo quy định cũ tại Nghị định số 158 chưa tương xứng với lợi nhuận bất hợp pháp mà các đối tượng vi phạm thu được, dẫn đến tình trạng đối tượng sẵn sàng vi phạm. Nghị định 38 được ban hành đã khắc phục điểm yếu này. Cụ thể, Nghị định 158 có 431 hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo bị xử phạt hành chính thì Nghị định 38 sửa đổi, bổ sung thêm 201 hành vi, tỉ lệ khoảng 40%; mức xử phạt được điều chỉnh tăng từ 20-30%.

 

 Tăng cường tuyên truyền về phòng, chống tội phạm

6 tháng đầu năm 2021, Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương và Tòa án Quân sự Trung ương đã tích cực tổ chức biên soạn tài liệu, viết tin, bài... tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân về công tác phòng, chống tội phạm. Theo đó, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức các cuộc thi viết Câu chuyện pháp luật, Tình huống pháp luật và hướng dẫn tổ chức tọa đàm, diễn đàn về công tác phòng, chống tội phạm. Đặc biệt, thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, các cơ quan, đơn vị đã vận dụng nhiều phương pháp, cách làm đa dạng, tập trung làm rõ những phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của các loại tội phạm và cách phòng, chống tội phạm cho cán bộ, chiến sĩ...

BẢO VY

NGỌC MAI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top