Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Vở Hồng Hà nữ sĩ: Đậm chất Chèo cổ, trữ tình và sâu lắng

Thứ Tư 03/11/2021 | 10:47 GMT+7

VHO- Đêm diễn tổng duyệt vở Hồng Hà nữ sĩ vừa qua tuy chỉ có sự tham gia của các đại biểu và một số khán giả yêu Chèo Hà Nội, thế nhưng tất cả đều đã bị chinh phục bởi sự mẫu mực từ kịch bản, cách dàn dựng cho đến diễn xuất đỉnh cao của các nghệ sĩ đến từ “cánh chim đầu đàn” Nhà hát Chèo Việt Nam. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã tới dự và tặng hoa động viên ê kíp sáng tạo vở và các nghệ sĩ.

Thứ trưởng Tạ Quang Đông tặng hoa động viên các nghệ sĩ sau đêm tổng duyệt

 Hồng Hà nữ sĩ đánh dấu sự trở lại của tác giả Trần Đình Ngôn (Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT), cây đại thụ của làng Chèo đã thêm một lần khẳng định tài năng uyên bác qua sự chuẩn chỉ trong cấu trúc kịch bản, văn phong ngôn ngữ và đặc biệt là các làn điệu Chèo cổ được khai thác và tỏa sáng trên sân khấu. Vở diễn được NSND Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, nữ Tiến sĩ hiếm hoi của làng Chèo dàn dựng. Là thành viên của Hội đồng tổng duyệt chương trình, PGS.TS Trần Trí Trắc nhận định: “Tôi rất vui vì lâu lắm mới được xem một vở đậm chất Chèo như Hồng Hà nữ sĩ. Ê kíp sáng tạo đã chắt chiu tư liệu lịch sử để sáng tạo ra một tác phẩm nói về nhân vật lịch sử Đoàn Thị Điểm. Ca ngợi một bậc tiền nhân với những áng thơ bất hủ càng tăng thêm chất trữ tình, trong sáng cho vở diễn”.

Tác giả Trần Đình Ngôn chia sẻ: “Tôi chọn xây dựng hình tượng Đoàn Thị Điểm vì bà khác với nhiều nữ sĩ khác trong lịch sử, ở bà nổi trội lên đức hy sinh của người phụ nữ Việt Nam. Về tài văn thơ cũng như tài đối đáp thông minh của bà đã có nhiều người viết, nhưng bà còn là một phụ nữ yêu nước và có tầm nhìn của một chính trị gia, đồng thời lại rất xinh đẹp, đức hạnh và hiếu nghĩa. Cha mất sớm, bà cùng anh trai phụng dưỡng mẹ già. Rồi anh trai cũng mất để lại chị dâu cùng con nhỏ. Bà về làng dạy học, bốc thuốc, thay anh nuôi mẹ cùng các cháu và chị dâu bệnh tật. Đến năm 37 tuổi, bà mới nhận lấy Tiến sĩ Nguyễn Kiều, một người nổi tiếng hay chữ và thanh liêm. Bà chưa muốn đến với cuộc hôn nhân muộn màng nhưng mẹ già và cả nhà giục giã, đồng thời cũng vì tình thương những đứa trẻ, con riêng của chồng mất mẹ. Nổi bật lên ở nữ sĩ đó là sự cảm thông với số phận của người phụ nữ mà hy sinh quên cả bản thân mình”.

Bản thân nhân vật Đoàn Thị Điểm không có quá nhiều những biến cố tạo kịch tính để đẩy lên thành cao trào cho sân khấu, nhưng tác giả và đạo diễn đã tìm ra một chìa khóa riêng, khai thác chất trữ tình, chất văn chương và xây dựng lên một hình mẫu phụ nữ lý tưởng, tỏa sáng nét đẹp từ những ứng xử nhân văn, đầy tình người của nữ sĩ. Cốt truyện có phần đơn giản nhưng điều làm người xem thích thú là được khoan khoái, thư giãn để trở về những làn điệu Chèo cổ mượt mà, trữ tình, sâu lắng. Bên cạnh đó, những mảng miếng hài cũng được đan cài khéo léo để tăng sức hấp dẫn cho vở qua những màn đối thơ, màn ăn hỏi hụt...

 Một cảnh trong vở diễn

Tham gia biểu diễn có nhiều thế hệ nghệ sĩ của Nhà hát Chèo Việt Nam, từ những “cây đa cây đề” như NSƯT Kim Liên (vai nữ sĩ Đoàn Thị Điểm), NSƯT Phú Kiên (Chánh sứ Nguyễn Kiều) cho tới những diễn viên trẻ mới làm nghề... Sự tinh tế, chuẩn chỉ của các nghệ sĩ đàn anh, đàn chị, kết hợp với sự tươi mới, nắm vững cơ bản của lớp diễn viên trẻ cho thấy công tác bồi dưỡng lớp diễn viên trẻ kế cận đã được Nhà hát Chèo Việt Nam quan tâm, phát triển đúng hướng.

Có thể nói, thời của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm liệu có mấy ai đủ dũng cảm để từ chối làm cung phi của Chúa, vậy mà bà đã vượt lên những ràng buộc của thể chế quân vương bảo thủ để có tầm suy nghĩ như một chính trị gia, thậm chí còn đưa ra 10 điều luận bàn về việc xây dựng đất nước, mơ về một quốc gia thịnh trị với vua sáng tôi hiền... Câu chuyện cách nay 300 năm, nhưng vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự khi tái hiện trên sân khấu Chèo những bài học đạo lý, cách đối nhân xử thế thấm đẫm tình người và đức hy sinh quên mình cho gia đình nói riêng và cộng đồng nói chung. Điều đó thật có ý nghĩa trong giai đoạn cả nước đang cùng chung tay vượt qua những khó khăn, cam go bởi dịch bệnh. 

 Chèo đang đứng trước thách thức đổi mới để tồn tại

Để nâng cao chất lượng tác phẩm, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã mời một số chuyên gia ở từng thể loại sân khấu góp ý để các tác phẩm hoàn thiện tốt hơn trong mỗi đợt tổng duyệt chương trình.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, các chương trình văn hóa, giải trí ngập tràn trên Internet, trên sóng truyền hình khiến cho nghệ thuật truyền thống nói chung và nghệ thuật Chèo nói riêng bị lấn át và có nguy cơ mai một nếu không có định hướng phát triển phù hợp. Để Chèo đến gần hơn với công chúng, được khán thính giả yêu thích, việc giữ gìn và phát huy giá trị của nghệ thuật Chèo là cả một vấn đề nan giải. Với những cố gắng, nỗ lực, làng Chèo Việt Nam mong muốn và hy vọng sẽ làm cho công chúng ngày càng biết đến và yêu Chèo nhiều hơn. Những vở diễn mẫu mực như “Hồng Hà nữ sĩ” thể hiện khuynh hướng nghệ thuật đúng đắn, đó là: Làm Chèo không thể cứ mãi vay mượn mà phải thật sự chuẩn chỉ đậm chất Chèo.

(Thứ trưởng Bộ VHTTDL TẠ QUANG ĐÔNG)

 LƯƠNG NHI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top