Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Hy vọng sẽ không còn… kỳ cục

Thứ Hai 29/11/2021 | 10:22 GMT+7

VHO- Bí thư Huyện ủy Phú Ninh (Quảng Nam) trong ngày hôm qua 28.11 đã yêu cầu tổ chức kiểm điểm từ cấp xã đến huyện, liên quan đến vụ việc một người dân được nhận khoản hỗ trợ thiên tai… 2.000 đồng. Số tiền ít tới mức không tưởng khiến nhiều người thắc mắc, đặt dấu hỏi, gây dư luận không tốt và làm giảm ý nghĩa, mục đích của việc hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, xã hội đối với người dân bị thiệt hại, khó khăn.

 

Có thể khẳng định, người dân bị thiệt hại được nhận hỗ trợ dù nhiều hay ít cũng rất đáng quý. Điều này thể hiện chính quyền các cấp và cộng đồng cùng đồng hành, quan t âm đến người dân.

 Tuy nhiên, con số 2.000 đồng thì quả là… hài hước, kỳ cục, và trong câu chuyện này, trách nhiệm thuộc cả về người dân và chính quyền địa phương.

Về phía người dân, khi được chính quyền thông báo kê khai, nếu thiệt hại thực tế chỉ một cây chuối trên diện tích 10m2 thì không nên báo cáo làm gì. Thiệt hại quá nhỏ, không đáng bao nhiêu và điều đó vô tình lại làm khó chính quyền. Bởi vì, nếu chính quyền không thống kê, lên danh sách hỗ trợ thì người dân lại ý kiến, đòi hỏi…; nhưng áp theo quy định thì lại thành ra máy móc. Có 2.000 đồng mà bắt người dân lên ngồi cả buổi chờ nhận là cách làm quan liêu! Đối với chính quyền, nếu cán bộ làm việc có tâm, có tầm thì gặp trường hợp này cần giải thích cụ thể, rõ ràng cho người dân để họ biết được mức tiền hỗ trợ mà họ có thể nhận được; hoặc mạnh dạn bỏ khoản hỗ trợ này ra khỏi báo cáo kê khai và thông tin lại cho người dân qua nhiều kênh khác nhau. Như vậy, người dân chắc chắn sẽ hiểu, thông cảm và chính họ cũng không phải chịu cảnh “éo le” khi nhận khoản hỗ trợ quá ít ỏi!

Hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ người bị thiên tai, dịch bệnh hoặc gặp cảnh khó khăn quan trọng nhất là làm sao “cho đúng, cho trúng” và phù hợp với thực tế. Tuyệt đối không nên làm theo kiểu đại trà, máy móc, hình thức, nhất là bệnh sợ trách nhiệm, làm rập khuôn theo quy định cho an toàn bản thân mà không cần biết có hợp lý hay không. Vì vậy, để hạn chế các trường hợp tương tự, cần có sự thống nhất, đồng thuận của cả người bị thiệt hại và chính quyền khi tiến hành thống kê và lên danh sách hỗ trợ. Có thể linh động nâng mức tối thiểu, đồng thời cũng mạnh dạn loại khỏi danh sách những thiệt hại không đáng. Điều này không những để chính sách của Nhà nước thực sự mang hiệu quả thiết thực mà còn không xảy ra tình huống “dở khóc, dở cười” cho tất cả các bên khi tham gia công tác hỗ trợ. 

THS. PHẠM VĂN CHUNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top