Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Game show Hành lý tình yêu trên VTV3: Hiểu biết nông cạn, hời hợt về văn hóa

Thứ Sáu 03/12/2021 | 09:36 GMT+7

VHO- Chàng trai xuất hiện trong game show Hành lý tình yêu phát sóng trên VTV3 mới đây tự xưng là người Huế và bày tỏ những quan điểm về cách chọn người yêu, cưới vợ, tập tục sinh hoạt trong gia đình rất phản cảm, nhấn mạnh đến tư tưởng trọng nam khinh nữ. Những phát ngôn ngây ngô của nhân vật đã khiến người xem dễ hiểu nhầm, đánh giá sai lệch về vùng đất Huế, con người Huế.

 Game show Hành lý tình yêu phát sóng ti 29.11 va qua đã gây bc xúc trong cng đồng (nh chp màn hình)

 Dù là chương trình được xây dựng kịch bản, nhưng cách chuyển tải nội dung đã khiến nhiều người bức xúc và đặt câu hỏi: Tại sao một chương trình trên sóng truyền hình quốc gia lại “gán ghép” những quan điểm cổ hủ, lạc hậu về một vùng đất văn hóa lâu đời như vậy?

Ly hôn nếu v không sinh đưc con trai?

Công Hoàng, chàng trai trong game show nói rằng, mình chỉ “yêu người có trình độ”, không đồng ý cho người yêu sơn móng tay hay nhuộm tóc vì ba mẹ không thích và bản thân cũng thấy không thiện cảm. Đỉnh điểm, chàng trai này cho biết gia đình luôn muốn sinh con trai để nối dõi, nên “sẽ ly hôn nếu không sinh được con trai”!?

Anh này giải thích rằng, con trai là trụ cột gia đình, mỗi lần kỵ giỗ, con trai sẽ được ngồi “mâm trên”, còn nữ giới sẽ ngồi “mâm dưới” với đồ ăn ít hơn; thức ăn dư của “mâm trên” có thể đưa xuống cho “mâm dưới”… Anh ta cũng khẳng định, những phụ nữ trong gia đình mình luôn tự động thực hiện theo, không hề có ý kiến gì. Câu chuyện của Công Hoàng đã gây ra những cách hiểu lệch lạc, thậm chí là “bôi nhọ” vùng đất và con người xứ Huế, gây bức xúc trong dư luận bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ. Không ít người chồng, người cha chỉ có con gái một bề đã “phản ứng” gay gắt trên mạng xã hội về tư tưởng “sinh con trai để nối dõi”. Rất nhiều người cho rằng, đã thế kỷ XXI mà vẫn còn bị những tư tưởng cổ hủ đó “trói buộc” thì sao gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển được. Nhiều bạn nữ chưa kết hôn cũng bày tỏ quan điểm, nếu gặp người yêu hoặc gia đình người yêu như Công Hoàng thì phải tránh thật xa.

Có thể dễ dàng nhận thấy, sự việc chàng trai 30 tuổi bày tỏ quan điểm về chọn người yêu, lấy vợ, sinh con đã được cố ý dàn dựng kịch bản một cách có ý đồ. Nhà sản xuất chương trình hẳn đã lường trước được những phản ứng của người xem, đồng thời, họ cũng lồng thêm những phản ứng nhằm phê phán quan điểm cổ hủ, lạc hậu nhưng lại làm chưa tới khiến cho dư luận quay lại phản ứng gay gắt chương trình…

Đi ngưc vi đnh hưng phát trin ca văn hóa

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa (nguyên Giám đốc Sở VHTT Thừa Thiên Huế) cho rằng, đây là chương trình giải trí thiếu chiều sâu về văn hóa, chỉ mang tính hời hợt nhằm câu view, thu hút người xem. Vì vậy, hiện tượng mà chương trình đưa ra để phê phán đã bị đẩy lên quá mức, hoàn toàn không phải là hiện tượng thực tế của xã hội.

Họ nghĩ rằng Huế là Cố đô, là vùng đất cổ xưa nên gán vào với những hiện tượng cổ hủ, lạc hậu mà thực ra họ không hiểu được những giá trị văn hóa, tinh hoa dân tộc đã được kết tinh trên vùng đất này. “Họ gán ghép hiện tượng lạc hậu thực sự không hiện diện, không có trong đời sống hiện nay. Đó là sự cổ hủ của một thời rất xưa, không phải chỉ có ở Huế mà trong toàn xã hội Việt Nam phong kiến. Bây giờ cuộc sống đã vượt qua, nhận thức xã hội đã thay đổi, hiện tượng mong muốn sinh con trai nối dõi tông đường chỉ còn đọng lại ở mức độ rất nhỏ và chỉ trong tâm thức người Việt. Dù ở đâu, khi sinh được con trai thì đều vui mừng bởi họ nghĩ dòng dõi được tiếp nối, nhưng nếu không sinh con trai thì họ vẫn rất quý trọng con gái. Quan điểm “không sinh con trai sẽ ly hôn” không mang tính đại diện, nhưng kịch bản đưa ra điều này như là hiện tượng của người Huế, gây sự phản ứng trong cộng đồng”, ông Hoa bày tỏ.

Huế không phải là vùng đất trọng nam khinh nữ mà chính là vùng đất xiển dương vị thế của phụ nữ trong xã hội từ rất sớm. Cách đây hơn 100 năm, nơi đây đã có trường Nữ sinh Đồng Khánh; rồi xuất hiện tầng lớp phụ nữ trí thức, có tiếng tăm và vị thế trong xã hội xưa như: Đạm Phương Nữ sử, bà Nguyễn Đình Chi… cho đến nhiều nữ trí thức tiêu biểu ngày nay. “Chương trình được phát sóng ngay sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc không lâu, khi mà Tổng Bí thư nhấn mạnh phải “chấn hưng văn hóa dân tộc”. Những giá trị văn hóa tốt đẹp của Cố đô Huế phải được bảo tồn và phát huy, nhưng đằng này họ lại gán ghép với phong tục cổ hủ, đi ngược hoàn toàn với chấn hưng văn hóa”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nói.

Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định cũng bày tỏ quan điểm trên trang cá nhân: Phần lớn người Huế xem game show này sẽ cảm thấy văn hóa Huế đang bị xúc phạm vì sự non nớt về hiểu biết văn hóa và thủ thuật cường điệu đã bị lạm dụng quá đáng. Đây là một trò câu view lộ liễu và bẩn. Đây không phải là một chương trình truyền hình trực tiếp, nếu giả sử có một chàng trai Huế tư duy ấu trĩ như trong chương trình thì ông đạo diễn và ê kíp kia, thay vì “giãy đành đạch” phản đối chàng trai, cần phải “giãy” để chương trình này đừng lên sóng. Hội nghị Văn hóa toàn quốc vừa diễn ra với thông điệp được nhấn mạnh: “Văn hóa soi đường quốc dân đi”. Để “dọn đường” gìn giữ và xây dựng một nền văn hóa tốt đẹp, văn minh, cần phải loại bỏ khỏi xã hội những chương trình nhân danh văn hóa để làm những điều vô văn hóa, cần lên án những kẻ nhân danh là người làm văn hóa để “làm tiền” văn hóa. 

 Cũng trong ngày 2.12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho biết, cơ quan này đã có báo cáo đến Ban Tuyên giáo Trung ương xung quanh vụ việc của chương trình game show Hành lý tình yêu (phát sóng tối 29.11 trên VTV3), và đề nghị chỉ đạo chấn chỉnh chương trình.

 

SƠN THÙY

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top