Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Bảo tồn làng nghề truyền thống trong thời kỳ hội nhập

Thứ Sáu 17/12/2021 | 09:04 GMT+7

VHO- Trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh có gần 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 32,5% dân số toàn huyện. Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội; trong đó có việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề ở huyện Vĩnh Thạnh là điều cần thiết và phải làm ngay bây giờ.

 

 Sinh hoạt văn hóa Cồng chiêng của người Bana ở Vĩnh Thạnh

Thổ cẩm, bánh tráng, rượu gạo, chè dây và mật ong rừng là các sản phẩm nghề truyền thống chủ yếu ở huyện Vĩnh Thạnh hiện nay; trong đócó một số nghề có xu hướng phát triển. Đơn cử như nhãn hiệu tập thể “Rượu Vĩnh Cửu” được công nhận đã giúp cho người dân xã Vĩnh Hiệp và Vĩnh Thịnh có thêm cơ hội thúc đẩy phát triển, mở rộng thị trường và đưa thương hiệu sản phẩm đi xa, nâng cao thu nhập. Hay như dệt thổ cẩm của người Bana được bà con lưu truyền cho các thế hệ con cháu và đấy cũng là những nét văn hóa đặc sắc đang được phát triển ở các làng của đồng bào dân tộc thiểu số (làng M2 - xã Vĩnh Thịnh; làng Thạnh Quang, làng Hà Ri - xã Vĩnh Hiệp; Khu phố Klot Pok - thị trấn Vĩnh Thạnh…). Những sản phẩm thổ cẩm làm ra giờ đã được nhiều người đón nhận không chỉ ở mẫu mã phong phú, hoa văn đa dạng, giá cả hợp lý, phù hợp với túi tiền và thẩm mỹ của người dân hiện nay. Dệt thổ cẩm đã thành một phần tất yếu của đời sống cư dân các cộng đồng miền núi và là một phần trong đời sống văn hoá của họ.

Ông Lê Văn Vinh, Trưởng phòng VHTT huyện Vĩnh Thạnh cho biết: Trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế đất nước, thời gian qua các cấp chức năng huyện Vĩnh Thạnh cùng chung tay quan tâm, xây dựng cũng như những nỗ lực cố gắng của mỗi làng nghề, hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề đã dần đi vào ổn định và có bước phát triển mới. Các làng nghề đã từng bước phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo, gắn kết cộng đồng các cư dân trong làng xã; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

 Dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch

Theo ông Vinh, để nâng cao hơn nữa giá trị những sản phẩm của các làng nghề truyền thống, trong thời gian tới ngoài việc bảo tồn chúng tôi sẽ mở nhiều hơn các lớp tập huấn nghiệp vụ về làm du lịch cộng đồng cho người dân. Đấy sẽ là một bước đi bền vững vừa gắn kết bảo tồn những nét văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc và phát triển các làng nghề truyền thống trong xu thế hội nhập hiện nay.

Ông Nguyễn Phạm Kiên Trung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Định chia sẻ: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, bởi địa phương này có lưu giữ đậm nét sinh hoạt văn hóa cũng như các làng truyền thống của đồng bào DTTS, đặc biệt là văn hóa truyền thống của người Bana. Việc hướng đồng bào DTTS làm du lịch cộng đồng sẽ phát huy hiệu quả giá trị sản phẩm, đặc sản của địa phương để hút khách du lịch, từ đó bảo tồn được các ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương. 

PHAN HIU

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top