Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Vạn thọ, lời chúc sống lâu muôn tuổi

Thứ Tư 02/02/2022 | 10:00 GMT+7

VHO-  Mùa Xuân là mùa để vạn vật chuyển tiếp một vòng tuần hoàn mới, cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc. Đối với mỗi con người, mùa Xuân cũng chính là mùa của ước mơ và hy vọng. Gọi là mùa của hy vọng, bởi đầu Xuân gặp gỡ, ai cũng tặng cho nhau “món quà” lời chúc: Chúc gia đình “An gia, thái hòa, an khang thịnh vượng”; Chúc ông bà “đắc thọ, đắc lộc, làm ăn tấn tới”; chúc anh, chị “nhiều tài nhiều lộc, cầu được ước thấy”. 

  Ông Phan Văn Luy, sinh năm1943 ở thôn Xuân Yên Tây, xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi trong vườn hoa vạn thọ của mình

Lời chúc đó làm người ta nhen lên trong lòng mình nhiều dự định mới. Vậy, nếu ứng với ý nghĩa, vạn thọ đã nói thay lời chúc của thiên nhiên gửi đến con người - Vạn thọ vô cương (sống lâu muôn tuổi).  
Không giống như cô gái thị thành – má hồng, môi đỏ; hoa vạn thọ dường như phảng phất nét đồng nội của một cô gái quê - nón lá, áo bà ba, tóc thả thơm nồng mùi bồ kết. Hương của vạn thọ không ngào ngạt, khác lạ, mà thoang thoảng, nhẹ nhàng cái mùi rất quen. Đó là mùi của mái tranh, rơm rạ, của đất cạnh bờ ao. Nơi ấy có tiếng gà gáy trưa từ trong sâu thẳm, có bóng mẹ ngày ngày đi về, gánh lúa nặng oằn vai; dáng đi của ba tất tả, bước thấp bước cao, lấm láp bùn cày.  Đối chiếu với âm – dương, ngũ hành, hoa vạn thọ có màu vàng, thuộc hành Thổ. Đây là màu của sự tiếp nhận, sinh sôi, nảy nở. Ứng với con người thì màu vàng thể hiện trí khôn ngoan, kiên nhẫn, vững vàng, có sức mạnh nội tâm. Đối với người xưa, đó là màu của quyền quý nơi lầu son gác tía vốn chỉ dành cho vua quan, hạng thứ dân đâu dám mơ tưởng. 
Người Việt vốn có triết lý coi trọng cái chất ở bên trong, xem nhẹ cái phù du nhất thời ở bên ngoài. Vậy, ngày Xuân không thể thiếu hoa vạn thọ. Các hoa khác dù đẹp rực rỡ, nhưng xét về ý nghĩa thì không thể sánh ngang hoa vạn thọ. “Bà con ở đây từ đời ông đến đời con đều chơi vạn thọ… Tết mà không có hoa vạn thọ thì cũng giống như ngày thường… Hy vọng sau này người ta sẽ hiểu ý nghĩa và chơi lại hoa vạn thọ”. Những ngày cuối năm, về một miền quê, gặp nhiều người nông dân đang chăm sóc hoa vạn thọ và họ đã chia sẻ như vậy. 
    Hoa hồng, biểu tượng của đất nước Bulgari; hoa tuy líp - biểu tượng cho đất nước Hà Lan; hoa anh đào - biểu tượng của xứ sở Phù Tang. Còn ở Việt Nam, ngoài hoa đào, hoa mai, nhà nhà có thể chọn thêm hoa vạn thọ tô điểm cho ngày Xuân thêm ý nghĩa. Hoa vạn thọ tuy không rực rỡ, quyền quý, nhưng mang hơi thở cội nguồn, mà cội nguồn vốn dĩ là bản ngã của người Việt từ ngàn đời, là sợi dây vô hình khiến người đi xa luôn đau đáu nỗi nhớ, tìm về tổ tông, xứ sở.
Một người bạn tôi ở nước ngoài nhắn tin trong đêm giao thừa với ước ao thật bình dị: “Ở đây không thiếu thứ gì, nhưng tớ và mấy anh em chỉ mong có một chùm hoa vạn thọ. Đi xa mới thấy nhớ hoa vạn thọ ở quê mình biết bao nhiêu”.
Trong vòng quay của sự sinh - biến – suy – vong vĩnh hằng, người ta thường có xu hướng phá đi những cái gì đã cũ kỹ để ào ạt xây lên những cái mới mẻ. Người hàng xóm muốn dỡ bỏ ngôi nhà đang ở, khi thấy mình lạc lõng giữa những ngôi nhà cao tầng, tráng lệ. Vì điều đó, khiến cuộc sống không ngừng đổi thay. Nhưng, cũng chính vì sự thay đổi quá nhanh, đã làm bản sắc vốn có của một vùng miền bị mất đi và hoa vạn thọ cũng không nằm ở ngoại lệ. Cách đây chưa lâu, hoa vạn thọ trở thành biểu tượng của sắc Xuân phương Nam. Về các vùng thôn quê, đâu đâu cũng tràn ngập sắc vàng của vạn thọ. Hoa vạn thọ cắm trên bàn thờ tổ tiên, hoa vạn thọ đặt hai bên hiên nhà, hoa vạn thọ trồng dọc lối đi…
Còn giờ đây, vạn thọ không còn thấy nhiều trong mỗi độ Xuân về. Thay vào đó là các loại hoa mang những cái tên xa lạ ở tận trời Tây. Hoa thì đẹp nhưng mùi hương xa lạ. Điều đó làm cho hương đồng gió nội của Tết cổ truyền đã “bay đi ít nhiều”...

LÊ VĂN CHƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top