Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Doping - bài học đắt giá cho nhiều VĐV

Thứ Sáu 16/09/2022 | 16:59 GMT+7

VHO- Thể thao thế giới từng chứng kiến nhiều VĐV nổi tiếng phải mất đi cả sự nghiệp và danh tiếng vì sử dụng doping (chất cấm), điển hình nhất là tay đua từng 7 lần vô địch Tour de France (giải xe đạp danh giá nhất thế giới) - Lance Armstrong (Mỹ). Tay đua này đã gần như đánh mất tất cả vì doing.

Với thể thao Việt Nam cũng vậy, các VĐV của chúng ta cũng không ít lần trả cái giá đắt vì liên quan đến doping, nó ảnh hướng để sự nghiệp thi đấu của họ.

Trịnh Văn Vinh từng bị cấm thi đấu 4 năm vì liên quan đến doping

Ở SEA Games 22 năm 2003 - kỳ đại hội khu vực lần đầu tiên diễn ra ở Việt Nam cũng ghi nhận những VĐV chủ nhà liên quan đến chất cấm, đó là: Hoàng Hồng Anh (giành 2 HCV môn Canoeing), Phạm Thị Dịu (giành 3 HCV lặn), Phạm Toàn Thắng (giành 3 HCV lặn) và Nguyễn Mai Quỳnh (giành HCB nhảy 3 bước - điền kinh). Sau khi xác định dương tính với chất cấm, các VĐV này bị tước huy chương và bị cấm thi đấu 2 năm. Tính ra sau sự việc này, đoàn Thể thao Việt Nam đã bị mất 8 HCV và 1 HCB tại SEA Games 22. Sáu năm sau, Thể thao Việt Nam lại có thêm một VĐV liên quan đến doping, lần này là trường hợp của Đỗ Thị Ngân Thương (TDDC) tại Olympic Bắc Kinh 2008. Sau sự việc này, Ngân Thương bị cấm thi đấu quốc tế trong vòng 1 năm.

Một trường hợp đáng tiếc tiếp theo là Trịnh Văn Vinh - lực sĩ hàng đầu của thể thao Việt Nam từng giành HCV và phá kỷ lục tại SEA Games năm 2017. Theo kết quả xét nghiệm doping công bố đầu năm 2019, Văn Vinh có dương tính với các chất cấm. Liên đoàn cử tạ thế giới sau đó ra án phạt 5.000 USD và cấm thi đấu 4 năm với đô cử người Việt Nam. Cũng ở môn cử tạ, năm 2020, Bùi Đình Sáng và Nguyễn Thị Thu Trang đã dương tính với chất oxandrolone, một chất để phát triển cơ bắp bị Liên đoàn cử tạ thế giới liệt vào chất cấm sử dụng. Sau đó, Đình Sáng và Thu Trang bị cấm thi đấu 4 năm, từ ngày 27.1.2020 đến ngày 26.1.2024.

Việc VĐV dính doping có thể do chủ quan, nhưng cũng có nhiều trường hợp do khách quan, bị tai nạn do thiếu hiểu biết,… Có thể nói, việc các VĐV Việt Nam dính doping là điều rất đáng tiếc, đáng buồn. Thế nhưng, suy cho cùng thì sự việc cũng đã xảy ra, dù biết đó là điều mà không ai mong muốn. Nhưng đó chắc chắn sẽ là bài học đắt giá cho cá nhân các VĐV. Sau sự việc này, các VĐV sẽ có thêm những bài học giá trị trong tập luyện, sinh hoạt và sử dụng các loại thuốc. Đừng vì một thoáng sai lầm, suy nghĩ không đúng chuẩn mà phải trả giá đắt bằng cả sự nghiệp.

VĨNH HY

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top