Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Gắn sản phẩm OCOP để phát triển du lịch

Thứ Tư 28/12/2022 | 14:38 GMT+7

VHO- Có thể thấy, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã phát huy nguồn lực tại địa phương, tận dụng các lợi thế về văn hóa truyền thống, tài nguyên thiên nhiên, đặc sản tại các vùng miền... Từ đó khơi dậy sáng tạo trong cộng đồng, tập trung phát huy thế mạnh địa phương, hình thành các vùng, khu vực kinh tế liên kết tập trung, dựa trên nền tảng sản xuất hiện có, tạo ra vùng sản xuất tập trung có tính quy mô vừa và lớn. Hơn hết, phục hồi, duy trì, phát triển nhiều ngành nghề - văn hóa truyền thống giàu bản sắc tạo ra các sản phẩm OCOP mang tính đặc thù gắn với du lịch.

Bình Định nhiều tiềm năng sản phẩm OCOP để phục vụ phát triển du lịch

Giàu tiềm năng sản phẩm OCOP

Hiện toàn tỉnh Bình Định có 114 tổ chức kinh tế với 133 sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên; trong đó, có 6 sản phẩm đạt hạng tiềm năng 5 sao, 15 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 113 sản phẩm đạt hạng 3 sao.

Ông Hồ Ngọc Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho biết: Tính đến cuối năm 2021, toàn huyện có 11 sản phẩm của 11 chủ thể được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 9 sản phẩm đạt 3 sao và 2 sản phẩm đạt 4 sao. Các sản phẩm đều có đầy đủ những minh chứng rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm. Một số sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, đạt tiêu chuẩn chất lượng như ISO 22000, VietGap... Đặc biệt, nhiều sản phẩm đã có thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, như: Chình mun đầm Châu Trúc, nếp bàu Chánh Trạch; muối Happing; nấm Hoàng đế; cam Sành núi ông Diệu; tương ớt Tiến Phát... Đây là những sản phẩm đặc trưng do người dân ở khu vực nông thôn sản xuất và đưa ra thị trường từ nhiều năm nay.

Theo ông Chánh, Các sản phẩm OCOP đã và đang được người tiêu dùng đón nhận và từng bước khẳng định được chất lượng, giá trị trên thị trường. Chương trình OCOP đã khẳng định sự phù hợp về định hướng, hiệu quả của một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (đất đai, tài nguyên, điều kiện địa lý, văn hóa và tri thức bản địa, khả năng sáng tạo và lòng tự hào của người dân...) và gia tăng giá trị, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.

Ông Phan Tuấn Hoàng, Trưởng phòng VHTT TP Quy Nhơn cho hay, nhằm tạo thêm điểm đến cho du khách và quảng bá các món ăn, các sản phẩm du lịch địa phương, Quy Nhơn đã tổ chức hoạt động 3 phố ẩm thực, 1 điếm bán hàng ẩm thực lưu động và 1 điểm bán hàng chuyên bán sản phẩm OCOP với mục tiêu gắn hoạt động kinh doanh kết hợp với quảng bá sản phẩm ẩm thực, OCOP của địa phương. Qua đó, bước đầu đã góp phần tạo nên điểm đến với không gian mang nét văn hóa ẩm thực địa phương, thu hút được du khách khi đến thành phố biển Quy Nhơn.

Tạo ra các sản phẩm OCOP mang tính đặc thù gắn với văn hóa, phát triển du lịch cộng đồng

Gắn sản phẩm OCOP để phát triển du lịch

Theo đại diện Sở Công thương Bình Định, thời gian đến, để phát triển các sản phẩm OCOP của địa phương có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng cần nâng cấp, chuẩn hóa, hoàn thiện sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, phấn đấu nhiều sản phẩm đạt 5 sao để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, ứng dụng các giải pháp số (công nghệ 4.0) trong sản xuất, thương mại sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực cho OCOP và bán hàng.

Ông Nguyễn Hoàng Vũ, Chủ tịch Hiệp Hội Du lịch Bình Định cho rằng, hiện nay, nhìn chung các chương trình tham quan tại Bình Định chủ yếu tập trung vào các điểm đến mang tính lịch sử và đề cao về văn hoá như: Tháp Bánh Ít, Bảo tàng Quang Trung, ... hoặc các điểm đến thương mại. Sau đó sẽ tham quan đến các điểm như biển đảo và đang được nhiều công ty du lịch chào cho khách. Tuy nhiên, đa phần các công ty du lịch vẫn chưa thật sự tận dụng vào việc kết nối các sản phẩm OCOP vào du lịch cộng đồng. “Ngoài việc kinh doanh lữ hành, các đơn vị cần phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động ý nghĩa của sản phẩm OCOP gắn với du lịch cộng đồng. Trong đó, nên có các quầy giới thiệu sản phẩm OCOP tại các điểm đến trung tâm như nhà ga, sân bay, khu thương mại ... để có thể dễ dàng tiếp cận với du khách hơn”, ông Vũ chỉ ra.

Để đưa sản phẩm OCOP phục vụ du lịch, ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Bình Định cho biết: Chúng ta cần xây dựng nhiều chương trình tour, tuyến du lịch đến các làng nghề, cộng đồng dân cư, hộ sản xuất kinh doanh, các cửa hàng bán các sản phẩm OCOP để khách du lịch tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm và mua sắm. Bên cạnh đó,  gắn kết doanh nghiệp làm du lịch và chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP thực hiện tuyên truyền, quảng bá du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP của địa phương đến với du khách, góp phần xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng đa dạng, độc đáo.

PHAN HIẾU

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top