Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Khi cha mẹ "kiệt sức"

Thứ Năm 29/12/2022 | 09:22 GMT+7

VHO- Khi đang mệt mỏi mà con cái không vâng lời, nhiều bậc cha mẹ đã buột miệng thốt lên những lời nặng nề khiến cả hai bên đều bị tổn thương. Chính vì thế, phụ huynh cần nhận biết những dấu hiệu mình đang “kiệt sức” để không nói những lời lẽ gây “sát thương” cho con trẻ.

 Áp lc công vic và các mi quan h bên ngoài khiến nhiu bc cha m trút gin lên con cái (nh minh họa)

 Không ít người không thể kiềm chế đã buông những lời nặng nề, cay độc, xưng hô “mày”, “tao”, “đồ mất dạy”, “vì mày mà tao phải khổ” với các con trong lúc cáu giận… Theo TS Trần Thu Hương, Giảng viên khoa Tâm lý học (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội), khi nói ra những lời này là lúc cha mẹ đã cảm thấy hoàn toàn bất lực.

Điều này đã gây tổn thương sâu sắc tới trẻ mà cha mẹ không biết, một số trẻ sẽ lầm lì, cam chịu; nhưng nhiều đứa cũng biết tự bảo vệ, phản ứng lại bằng thái độ và lời lẽ không hay. “Bố mẹ cũng không muốn nói những lời như thế và thật ra chính bản thân họ cũng bị tổn thương chứ không phải chỉ con cái, bởi điều đó đang phản ánh là người lớn bế tắc. Chúng ta không biết phải làm gì và thường dùng hành động tiêu cực để giải tỏa sự bất mãn. Nhưng sau đó, chúng ta không thấy nhẹ nhàng, thư thái hơn mà càng cảm thấy gia tăng đau khổ và rõ ràng là mục tiêu giáo dục con cái đã không đạt được”, chuyên gia tâm lý nhận định.

TS Trần Thu Hương cho rằng, áp lực công việc và các mối quan hệ bên ngoài quá nặng nề khiến nhiều bậc cha mẹ trút giận lên con cái. Và hậu quả là, trong khi chính trẻ cũng đang gặp những vấn đề cá nhân không tự giải quyết được thì tiếp tục bị cuốn theo những áp lực của bố mẹ. Trẻ sẽ hoài nghi, lo lắng và cảm thấy bất ổn khi bố mẹ thường xuyên so sánh với những đứa trẻ khác: “Con nhà người ta ăn cái gì, như thế nào mà chúng lại chăm học như thế, thông minh như thế, trong khi con mình tại sao lại tệ hại thế này?”. Khi trẻ không thấy mình được tôn trọng, có đứa đã phản ứng: “Vì bạn ấy là con của bố mẹ bạn ấy và bạn ấy được ăn cơm mẹ bạn ấy nấu; còn con ăn cơm là do mẹ nấu!”.

TS Trần Thu Hương

Ngay từ khi người mẹ mang thai là đã tự cam kết sẽ chăm sóc, đồng hành cùng con mình cả cuộc đời. Nếu bố mẹ không đủ kiến thức hay có những ứng xử không phù hợp và không tích cực đối các con, chính chúng ta sẽ làm chậm lại sự trưởng thành của chúng.

“Ngược lại, để chăm sóc con cái tốt hơn thì bản thân các bậc cha mẹ cũng phải chăm sóc cho chính mình khỏe mạnh, vui vẻ. Họ phải cảm thấy an toàn và dễ chịu trong các vai trò hay công việc được giao phó. Trong gia đình, chúng ta phải làm tốt vai trò làm cha mẹ bởi vì có con là một điều tuyệt vời. Nếu chúng ta đã đọc cuốn Không gia đình, chúng ta mới thấy rõ ý nghĩa của sự liên kết ấy, bởi gia đình là một liên kết khác tất cả những cái nhóm xã hội còn lại. Ở các tổ chức xã hội khác, nếu như chúng ta cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, chúng ta có thể nghỉ ngơi hoặc được phép chuyển sang một cái tổ chức khác phù hợp hơn. Còn ở tổ chức gia đình thì chúng ta không bao giờ được “đào tẩu”. Do đó, chính bố mẹ là người tạo nên bầu không khí tâm lý ở bên trong, tạo nên chất lượng của các mối quan hệ giữa vợ chồng, con cái...

Người làm cha mẹ có thể mệt mỏi, nhưng phải biết tự chăm sóc chính bản thân mình, mình có ổn thì tương tác với các thành viên còn lại mới ổn. Dấu hiệu để nhận diện, báo động sự mệt mỏi ở người lớn chính là rối loạn giấc ngủ, chán ăn, căng thẳng, stress và đây là lúc phải chăm sóc bản thân mình, xốc lại tinh thần bằng các hoạt động thể dục thể thao hoặc chọn cách nào đó nhanh lấy lại nguồn năng lượng. Tuy nhiên, ngay cả khi mệt mỏi, chán nản, đặc biệt khi áp lực đến từ con cái, cha mẹ cần có sự thảo luận trên tinh thần thẳng thắn, bao dung với các con. Chúng sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được cha mẹ chia sẻ”, TS Trần Thu Hương nhấn mạnh. 

 Bố mẹ cũng không muốn nói những lời gây “sát thương” con trẻ và thật ra chính bản thân họ cũng bị tổn thương chứ không phải chỉ con cái, bởi điều đó đang phản ánh là người lớn bế tắc. Chúng ta không biết phải làm gì và thường dùng hành động tiêu cực để giải tỏa sự bất mãn. Nhưng sau đó, chúng ta không thấy nhẹ nhàng, thư thái hơn mà càng cảm thấy gia tăng đau khổ và rõ ràng là mục tiêu giáo dục con cái đã không đạt được… Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đã được Bộ VHTTDL ban hành vào theo Quyết định 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28.01.2022 có đề cập tới ứng xử giữa các  thành viên trong gia đình, trong đó có tiêu chí : Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu, yêu thương, Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép. Bộ tiêu chí này rất cần được lan tỏa và làm thay đổi nhận thức của các thành viên trong gia đình Việt Nam hiện nay (TS Tâm lý học TRẦN THU HƯƠNG)

 KIM THOA

Print
Tags:

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top