Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Người trẻ đang “cuồng” bói toán

Thứ Hai 15/05/2023 | 11:17 GMT+7

VHO- Trước guồng quay cuộc sống hiện đại, để giảm bớt áp lực cũng như tò mò muốn tìm hiểu nguyên nhân, thay vì tìm tới tư vấn tâm lý, giới trẻ ngày nay đang có xu hướng lựa chọn và đặt niềm tin vào mê tín như xem bài tarot hay tử vi trên mạng. Đánh vào tâm lý đó, các dịch vụ “coi bói online” xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội và có nhiều dấu hiệu trục lợi, lừa đảo.

 Các video xem bài tarot được đông đảo bạn trẻ quan tâm

Trong các loại hình bói toán hiện nay, xem bài tarot được nhiều người ưa chuộng. Theo đó, một bộ bài tarot sẽ có 78 lá, mỗi lá bài là một bức tranh chứa biểu tượng chiêm tinh, chòm sao hoặc tư tưởng tôn giáo... Ở phương Tây, bài tarot được xem như một hình thức tiên tri và chữa lành. Tuy nhiên khi xuất hiện ở Việt Nam, nhiều người xem tarot với mục đích “coi bói” nhằm giải tỏa nhu cầu tâm linh. Bên cạnh đó, nhiều hình thức bói toán khác cũng du nhập vào Việt Nam và thu hút sự quan tâm của giới trẻ, khiến tâm lý người xem dễ bị phụ thuộc một cách tiêu cực.

Không khó để người dùng có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến tarot trên mạng xã hội. Cụ thể trên Facebook, chỉ cần gõ tìm kiếm từ khóa “xem bài tarot”, ngay lập tức xuất hiện hàng loạt bài đăng với lời quảng cáo hấp dẫn: Đây không chỉ là nơi giải đáp thắc mắc của bạn, mà còn đem lại giá trị về mặt tinh thần bằng cách đưa ra lời khuyên định hướng tương lai; Đảm bảo về kết quả chính xác, nếu không đúng thì sẽ hoàn lại 50% phí; Người yêu tương lai của bạn như thế nào; Công việc sắp tới sẽ ra sao; Bạn và người yêu cũ có quay lại được không?… thậm chí là đa dạng các combo, chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm “kích cầu”.

Tương tự, tại các nền tảng như Instagram hay TikTok, các bài chào mời xem tarot được quảng cáo tràn lan, rộng rãi với hàng ngàn lượt bình luận đặt lịch cũng như những lời khen “có cánh”. Theo tìm hiểu, xem bài tarot có mức giá công khai từ 35.000 - 250.000 đồng hoặc “phí tùy tâm”, được tính theo số câu hỏi hoặc thời gian hỏi. Hầu hết người xem đều là các bạn trẻ, họ tìm đến tarot để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống như công việc, sức khỏe, tình cảm. Chưa dừng lại, sự phổ biến của loại hình này còn thu hút nhiều bạn sẵn sàng bỏ công việc hiện tại để theo học các khóa học với giá từ 2 - 10 triệu đồng/khóa với những lời cam kết chắc chắn “có thể sớm hành nghề”.

Lý giải thực tế này, TS tâm lý Nguyễn Tốt cho rằng, từ xưa đến nay, con người luôn khao khát tìm hiểu, khám phá bản thân với nhiều hình thức khác nhau. Và trong cuộc sống hiện đại, nhiều bạn trẻ đã và đang bị khủng hoảng về tinh thần, chính vì thế, việc tìm đến các “thầy bói online” cũng là điều dễ hiểu, họ xem đây như một chiếc phao cứu sinh. “Mặc dù tarot là một công cụ thú vị của phương Tây để giải đáp nhiều tò mò, thắc mắc nhưng không phải là phương pháp chữa trị lo âu hay ám ảnh. Việc xem tarot quá nhiều làm cho cá nhân lệ thuộc vào những tiên đoán từ người khác, mất dần đi khả năng tư duy, quyết định và làm chủ của bản thân, thậm chí tạo ra hệ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vì đã “biết trước tương lai”. Nếu các bạn đang có dấu hiệu cảm xúc tiêu cực thì nên tìm đến các trung tâm, bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ và can thiệp. Ngoài ra, việc coi tarot quá nhiều và cổ xúy cho hình thức tâm linh này sẽ vô tình tiếp tay, truyền bá cho các hoạt động mê tín dị đoan”, TS tâm lý Nguyễn Tốt cho biết.

Có thể thấy, tin vô điều kiện vào những điều phù phiếm, mơ hồ, không căn cứ sẽ dễ dàng hiện hữu trong mỗi cá nhân nếu như con người không có đủ niềm tin vào bản thân hay có những hoài nghi về cuộc sống. Vì vậy, cách tốt nhất để “vá lỗ hổng” kiến thức và niềm tin là hãy hướng đến những hoạt động lành mạnh chứ không phó mặc số phận cho sự phán xét của thầy bói hay ảo tưởng từ những lá bài. Cần tỉnh táo để hiểu rõ bản thân và không trở thành cơ hội cho người khác trục lợi! 

 BÁ TRƯỜNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top