Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái Sơn Tây - xứ Đoài

Thứ Sáu 19/05/2023 | 21:48 GMT+7

VHO- Du lịch tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội) thường được biết đến với làng cổ Đường Lâm, khu du lịch hồ Đồng Mô, Thành cổ Sơn Tây… Nhưng thực tế tiềm năng du lịch của địa phương còn rất lớn và mục tiêu của địa phương là trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hoá của TP Hà Nội.

Nghị quyết Tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, gắn với phát triển kinh tế du lịch thị xã giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 của thị xã Sơn Tây xác định phát triển ngành du lịch (bao gồm du lịch lịch sử - văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, trải nghiệm, giải trí…), phấn đấu xây dựng thị xã Sơn Tây trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hoá của TP Hà Nội và là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Để đạt mục tiêu, trong năm 2023, UBND thị xã Sơn Tây đã ban hành kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 19.1.2023 về triển khai nhiệm vụ phát triển du lịch thị xã Sơn Tây năm 2023.

Theo đó, UBND thị xã sẽ tổ chức chương trình Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023 với điểm nhấn là công bố Quyết định công nhận điểm du lịch Lòng Hồ (xã Kim Sơn) và điểm du lịch cấp thành phố - Khu nghỉ dưỡng Glory Resort (xã Xuân Sơn).

Một góc khu sinh thái Nhà Duối - lấp lánh nếp xưa

Kim Sơn là xã nằm ở phía Tây Nam thị xã Sơn Tây, cách trung tâm thị xã khoảng 7 km; có đường giao thông thuận lợi, cách nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 50 phút lái xe. Chúng tôi có mặt tại xã Kim Sơn vào đầu tháng 5 và nhận thấy sự thay da đổi thịt ở vùng nông thôn mới này, đường bê tông trải dài sạch, đẹp, các biệt thự, homestay lấp ló sau những rặng cây xanh mướt. Lãnh đạo xã Kim Sơn cho hay, với tiềm năng du lịch sẵn có và được các cơ sở kinh doanh đầu tư, phát triển cùng tham gia, điểm du lịch Lòng Hồ đang nổi lên là một điểm du lịch mới đầy hấp dẫn, với những trải nghiệm du lịch nông thôn độc đáo.

Các sản phẩm du lịch tại điểm du lịch Lòng Hồ chủ yếu là các khu trải nghiệm, nghỉ dưỡng, thưởng thức ẩm thực, chăm sóc sức khoẻ, thảo dược, checkin, chụp ảnh, hoà mình với thiên nhiên, khám phá vẻ đẹp quanh hồ Đồng Mô... có thể phục vụ đa dạng các đối tượng, từ người cao tuổi ưa thích không gianh thanh tịnh, những người trẻ hợp với phong cách năng động hay gia đình cần sự bài trí ấm cúng... Tại đây, du khách có thể đến tham quan Ngọc Khánh PEARL để chiên ngưỡng nhiều loại cây cảnh, nhiều cây xương rồng, Sen đá bài trí rất bắt mắt, thu hút du khách xen kẽ là những khối đá mang hình thù Rùa, Rồng…những linh vật của đất nước Việt Nam. Đặc biệt là được trải nghiệm mô hình nuôi ngọc trai, ngắm những viên ngọc trai nước ngọt do chính bàn tay bà con người làm ra. Hay khám phá tổ hợp du lịch tham quan, nghỉ dưỡng của thôn Lòng Hồ với Biệt Thự Ven Hồ, Homestay Lòng Hồ, hay Nhà Duối  - lấp lánh nếp xưa…

Kiết trúc Làng Mít đoạt giải hạng mục Kiến trúc xanh Spec Go Green 2018

Còn tại xã Cổ Đông với quần thể homestay lên đến cả trăm cơ sở lưu trú hấp dẫn cùng với đặc sản mít nổi tiếng. Lấy tên của loại đặc sản này, Làng Mít (hay Tomodachi Retreat) là một trong những khu nghỉ gần Hà Nội được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ nổi bật bởi kiến trúc độc đáo, khuôn viên xanh thân thiện với thiên nhiên, mà còn cung cấp đa dạng các dịch vụ vui chơi, trải nghiệm, rất thích hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng của các gia đình hoặc thanh niên. Kiến trúc Làng Mít giành giải nhất - được xướng tên trong hạng mục Kiến trúc xanh Spec Go Green 2018 do Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao tặng.

Trao đổi với Văn Hoá, ông Nguyễn Văn Xuyên, Chủ tịch UBND xã Cổ Đông cho biết, với sự tăng trưởng của ngành Du lịch nông thôn thời gian qua ở Cổ Đông đã mang tới sinh khí mới cho địa phương. Người dân sống “hạnh phúc” trên chính làng quê mình, môi trường, phong cảnh làng quê sạch đẹp hơn. Các giá trị văn hóa có dịp được thăng hoa tỏa sáng. Các loại nông sản đặc sản sản xuất đến đâu, tiêu thụ hết tới đó… Cổ Đông còn tiềm năng phát triển du lịch nông thôn rất lớn với sông, hồ, suối, đồi… Hy vọng thị xã Sơn Tây và thành phố sẽ tiếp tục đầu tư vào việc phát triển hạ tầng, đồng thời tăng cường quản lý và bảo tồn các di sản văn hóa, môi trường tự nhiên để du lịch phát triển bền vững, ngày càng có nhiều khu nghỉ dưỡng đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Điểm du lịch Glory Resort  sẽ được công bố là điểm du lịch cấp thành phố

Theo Phó Ban Tuyên giáo thị ủy Sơn Tây, đến Sơn Tây du khách không chỉ được tham quan làng cổ Đường Lâm, văn miếu Sơn Tây, đình Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, Thành cổ, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam… Tuy nhiên, trước đây đa số du khách đến với Sơn Tây chỉ trong ngày mà ít lưu trú lại. Xác định hạn chế này, các cấp lãnh đạo thị xã Sơn Tây đã chủ trương xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch kết hợp khám phá di tích lịch sử, danh thắng, làng nghề độc đáo cũng như tận hưởng không khí thiên nhiên trong lành của vùng nông thôn và dịch vụ lưu trú hiện đại, tiện nghi hoặc mang nhiều phong cách khác nhau. Tại sự kiện Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài năm 2023 dự kiến sẽ tổ chức vào dịp cuối tháng 5 tới đây, thị xã sẽ công bố điểm du lịch Glory Resort là điểm đến đáng chú ý với phân khúc nghỉ dưỡng hạng sang và kết hợp nhiều dịch vụ đa chức năng. Khách có thể tận hưởng không gian sống và các tiện ích trong khuôn viên rộng lớn 20ha, đồng thời dễ dàng di chuyển đến các điểm tham quan và phố đi bộ Sơn Tây và các điểm đến lân cận.

“Để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực của địa phương, Sơn Tây tiếp tục đầu tư tạo ra chuỗi sản phẩm dịch vụ, du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch; xây dựng người Sơn Tây thanh lịch văn minh, giữ gìn từng thôn làng, tổ dân phố sáng, xanh, sạch đẹp. Đặc biệt, Sơn Tây sẽ tiếp tục bảo tồn, phát triển các cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống gắn với du lịch như bánh tẻ Phú Nhi, bánh kẹo thủ công truyền thống, các sản phẩm nông sản đặc sản đạt OCOP gắn với văn hóa ẩm thực xứ Đoài thơm ngon, có tiếng trong vùng…”, Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.

 

QUỲNH HOA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top