Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Người lớn ở đâu?

Thứ Sáu 26/05/2023 | 10:58 GMT+7

VHO- Thời gian qua, nhiều vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gây nên nhiều nỗi bức xúc nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp ngăn chặn hiệu quả, để lại những hệ lụy không nhỏ. Có thể thấy điểm chung của những vụ ẩu đả giữa học sinh với nhau là do mâu thuẫn, thách đố, hiềm khích, sau đó lợi dụng mạng xã hội để lôi kéo, kích động và tổ chức đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn. Hình ảnh học sinh đánh nhau rất phản cảm, ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của trường, lớp và ngành giáo dục.

 Câu hỏi đặt ra đối với những vụ bạo lực học đường, đó là “Người lớn ở đâu?”.

Người lớn ở đây trước hết phải là phụ huynh học sinh. Việc lo lắng cho con em không chỉ đơn thuần là miếng cơm manh áo, sách vở, học hành mà là diễn biến tâm lý của chúng. Ở lứa tuổi này, tâm lý chưa ổn định cần có sự định hướng, nếu không sẽ bị lệch lạc, nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tiêu cực, khi đó sẽ rất khó giải quyết. Mỗi phụ huynh đều có cách dạy dỗ, giáo dục con khác nhau, nghiêm khắc có, nuông chiều có, để con tự lập cũng có… Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không hề để ý con mình nghĩ gì, muốn làm việc gì… Do đó, các em phải tự suy nghĩ, tìm cách giải quyết và thực hiện theo ý mình một cách cảm tính mà không có sự chỉ bảo, định hướng của phụ huynh.

Hiện nay, đa số học sinh đều được trang bị điện thoại di động để liên lạc nên các em dễ dàng tiếp cận với mạng xã hội; nhiều phụ huynh dễ dãi đến mức để con sử dụng mạng xã hội tùy thích mà không có sự giám sát chặt chẽ. Mạng xã hội như “con dao hai lưỡi”, nó có thể cho ta nhiều kiến thức, giúp ta có được bạn bè tốt,… nhưng ngược lại nó có thể lôi kéo, dụ dỗ, kích động, lừa đảo,… và nhiều người đã rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang” cũng vì mạng xã hội. Đối với học sinh, sử dụng mạng xã hội để giao lưu với bạn bè là một việc tốt, nhưng sử dụng mạng xã hội với mục đích để chửi bới, nói xấu, khiêu khích đánh nhau là việc không nên. Thực tế, nhiều trường hợp học sinh lợi dụng mạng xã hội để thách đố, hẹn gặp nhau giải quyết mâu thuẫn,… thường xuyên xảy ra trong thời gian qua.

Ai cũng có quyền sử dụng mạng xã hội, pháp luật không nghiêm cấm việc này, nhưng lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị nghiêm trị. Đối với học sinh cũng không ngoại lệ, các em có quyền sử dụng mạng xã hội nhưng vì các em chưa đủ tuổi nên cần thiết phải có sự giám sát của phụ huynh. Việc giám sát có thể thông qua việc hạn chế con mình dùng mạng xã hội hoặc có biện pháp theo dõi để biết con mình kết bạn với ai, bình luận việc gì, theo dõi nội dung gì... để có sự định hướng phù hợp. Đặc biệt, nên khuyến khích con sử dụng mạng xã hội để phục vụ cho nhu cầu học tập như trao đổi, giải quyết các bài tập, câu hỏi khó, các phương pháp học tập hiệu quả hay chia sẻ những câu chuyện bổ ích, mang tính giáo dục hoặc có thể nắm bắt thông tin của trường, của lớp, thông qua đó, để giúp đỡ các bạn có học lực kém hay hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

Thiết nghĩ, phụ huynh thay vì cấm đoán thì hãy thường xuyên nhắc nhở, giám sát con mình sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn. Đừng để các em “cô độc” với mạng xã hội, nếu không thận trọng sẽ có nguy cơ bị lạm dụng và vi phạm pháp luật bất cứ lúc nào. 

ĐỖ VĂN NHÂN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top