Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Xác lập kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập “Tâm trà diệu bảo”

Chủ Nhật 28/05/2023 | 14:03 GMT+7

VHO - Sáng nay 28.5, tại Trung tâm Hội nghị T78, TP.HCM, Liên minh Kỷ lục Thế giới và Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (WRA) ủy quyền Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) trao kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập Tâm trà diệu bảo - Bộ sưu tập 1.000 ấm chén tử sa ở nhiều niên đại, có số lượng nhiều nhất thế giới. Cùng với đó, Bộ sưu tập đã được trao Bằng chứng nhận Vì sự nghiệp Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể. 

Ông Nguyễn Văn Viễn, Viện trưởng Viện Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và bà Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc, Tổng Thư ký Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng Kỷ lục Thế giới cho bà Ngô Thị Thanh Tâm

Theo đó, với số lượng và những giá trị văn hóa độc đáo của Bộ sưu tập, sau khi xác lập thành công kỷ lục Việt Nam và kỷ lục châu Á, Bộ sưu tập này đã chính thức được Liên minh Kỷ lục Thế giới ghi nhận là Bộ sưu tập ấm chén tử sa ở nhiều niên đại có số lượng nhiều nhất thế giới vào tháng 2.2023, sau đó tiếp tục được Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (WRA) đồng thời xác lập kỷ lục thế giới.

Tại sự kiện, bên cạnh việc đón bằng kỷ lục thế giới, Bộ sưu tập đã được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao Bằng chứng nhận Vì sự nghiệp Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể. Dịp này, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) đã trao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho Bài viết giới thiệu về người sáng lập Tâm trà diệu bảo Bộ sưu tập ấm chén tử sa độc đáo qua nhiều niên đại, thuộc loại hình tác phẩm viết. 

Phát biểu tại lễ vinh danh, ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO châu Á – Thái Bình Dương, Phó Chủ tịch Kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Ngày Nay bày tỏ: Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam luôn quan tâm và trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống, coi việc tham gia đóng góp công sức vào gìn giữ và vun đắp các giá trị văn hóa truyền thống là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mình. “Ấm tử sa” là một loại ấm trà làm từ loại đất sét tử sa đặc biệt chỉ có ở vùng Nghi Hưng, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Đến nay, đây là nơi duy nhất trên thế giới có sản xuất loại ấm - chén này và đã ngừng khai thác hơn 20 năm nay. Bởi vậy, ấm chén tử sa được coi là cổ vật quý hiếm và để sở hữu ấm chén tử sa chính hiệu không phải điều dễ dàng. Những bộ ấm chén tử sa tồn tại đến ngày nay là một minh chứng cho sức sống bền bỉ và trường tồn của giá trị văn hóa - lịch sử.

Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao Bằng chứng nhận Vì sự nghiệp Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể cho bà Ngô Thị Thanh Tâm

Bộ sưu tập “Tâm trà diệu bảo” không chỉ đặc biệt về số lượng mà còn mang giá trị sâu sắc về lịch sử, văn hóa, kinh tế. Nhiều ấm chén trong bộ sưu tập có niên đại từ thời nhà Thanh trải dài cho đến nay, là những "di sản văn hóa, biểu trung thẩm mỹ của từng thời đại, phản ánh phong cách sáng tác mỗi thời kỳ".

“Chúng tôi hy vọng rằng việc trao Bằng chứng nhận sẽ là việc làm có ý nghĩa nhằm giới thiệu để mọi người thấy được những giá trị trân quý của bộ sưu tập. Thông qua hoạt động này chúng tôi cũng muốn đưa những tiêu chí và nội dung hoạt động tốt đẹp của UNESCO, của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đến gần hơn với cộng đồng, nhằm khuyến khích tất cả mọi người cùng nhau gìn giữ và bảo vệ cho thế hệ mai sau một di sản có giá trị văn hóa quý báu”, ông Trần Văn Mạnh cho biết. 

Với đam mê trà và ấm tử sa, hơn 30 năm tìm tòi và sưu tập, Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm đã có trên 1.000 ấm tử sa cùng với nhiều bộ chén từ nguyên liệu quý hiếm độc đáo. Trên một ngàn ấm tử sa cũng là ngần ấy câu chuyện về mỗi chiếc ấm, bởi lẽ, mỗi chiếc ấm đối với chị như một sinh mệnh, nó không chỉ ở kỳ công, kỳ duyên của người sưu tầm mà chính ở sự tài hoa, sáng tạo, tâm huyết và trí tuệ của nghệ nhân đã tạo tác trên mỗi chiếc ấm. Những chiếc ấm như đại diện cho những thời kỳ văn hóa, là bộ mặt của sự tiến bộ, là chỉ báo, dấu hiệu đặc trưng cho thẩm mỹ của từng thời đại trong quá trình hình thành và phát triển ấm tử sa.

Ấm chén tử sa là loại ấm trà làm từ đất sét tử sa khai thác ở vùng Nghi Hưng, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ấm tử sa dùng để pha trà thơm ngon hơn rất nhiều so với ấm thông thường do đặc tính giữ nhiệt của đất tử sa được chế tác và nung ở nhiệt độ khác nhau. Tuy nhiên, điều độc đáo nhất mà người sành ấm tử sa đam mê đó chính là nghệ thuật chuyển tải thông điệp văn hóa trà được nâng lên thành Trà đạo qua hình dáng ấm và minh họa thơ ca, hội hoạ, thư pháp,... khắc trên ấm. 

Các kiệt tác ấm trà trong bộ sưu tập “Tâm trà diệu bảo” được trân quý và coi đó là bảo chứng lịch sử, bảo vật trường tồn theo thời gian bởi người sưu tầm chúng - Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm đã dành hơn nửa cuộc đời để sưu tập và lưu giữ. Cơ duyên đến với “Tâm trà diệu bảo” của Trà sư bắt đầu từ năm 1993 khi chị sinh sống và làm việc tại Đài Loan, Trung Quốc. Theo thời gian, cùng quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi, chị bén duyên với ấm - chén trà từ bao giờ không hay. Tìm được ngọn lửa đam mê, trong suốt hơn 30 năm qua, chị vẫn không ngừng sưu tầm thêm những cổ vật mới, làm phong phú bộ sưu tập giá trị này. Và với Trà sư, ấm tử sa đã vượt khỏi chức năng là trà cụ thông thường mà là một vật phẩm vô giá vì nó ẩn tàng nhiều giá trị cổ xưa và văn hóa của nhân loại.

T.TRANG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top