Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Chương trình đào tạo đại học, cao đẳng hiện nay lạc hậu

Thứ Sáu 30/11/2018 | 09:15 GMT+7

VHO-  Đó là chia sẻ của các chuyên gia Kiều bào tại Hội nghị “kiều bào góp ý về chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM” do Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức vào chiều qua 29.11. Hội nghị có sự tham dự của hơn 100 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, kiều bào, doanh nhân và đại diện các sở ngành trên địa bàn TP.HCM.

Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, kiều bào Mỹ, Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), “chương trình đào tạo các ngành khoa học kỹ thuật của nước ta quá lạc hậu so với chương trình đào tạo ở các nước tiên tiến. Các chương trình đào tạo này cho dù được công nhận đạt chuẩn kiểm định khu vực ASEAN hay quốc tế cũng không thật sự đạt chất lượng phục vụ mục tiêu đào tạo nhân lực cho các ngành công nghiệp trọng yếu của TP.HCM và cả nước”. Theo chuyên gia này, để giải quyết vấn đề việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học phù hợp với ngành nghề đào tạo, chương trình đào tạo không nên hướng vào từng chuyên ngành quá hẹp mà phải theo mô hình ngành rộng để sinh viên tốt nghiệp có khả năng tự đào tạo và nâng cao chuyên môn trong quá trình làm việc.

GS.TS Đặng Lương Mô, kiều bào Nhật Bản, ĐH Hoise Tokyo chia sẻ, “cho dù Nhật Bản hiện đang thiếu hụt trầm trọng về nguồn nhân lực, kể cả nguồn lao động đơn thuần đến nguồn lao động chất lượng cao, nhưng với một nền kinh tế chỉ bằng 1/22 Nhật Bản mà Việt Nam ôm đồm một lượng sinh viên đại học và đào tạo ra một lượng cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ có lẽ là gấp nhiều lần nhu cầu, nên mới xảy ra tình trạng tốt nghiệp đại học, thậm chí thạc sĩ rồi mà vẫn không có việc làm hoặc phải làm những việc không đúng chuyên môn. “Vì cho mở quá nhiều đại học, nhiều gấp bội nhu cầu, khiến xảy ra tình trạng cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ phải chạy xe ôm nhiều vô kể”, một trí thức Việt kiều bày tỏ.

Ông Võ Thành Đăng, kiều bào Singapore, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, đánh giá rằng đại đa số giới trẻ đang thiếu kỹ năng mềm rất trầm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến trình trạng thất nghiệp sau khi tốt nghiệp. Theo số liệu thống kê, có khoảng hơn 75% sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm việc trái ngành. Trung bình mỗi năm tại Việt Nam có trên 400.000 sinh viên tốt nghiệp rồi thất nghiệp và 90% sinh viên sau khi ra trường hầu như không có kỹ năng mềm. Theo doanh nhân này, trong thời đại phát triển theo xu thế toàn cầu hóa, yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trở nên khắt khe hơn trong vấn đề nhân sự, đòi hỏi người tốt nghiệp toàn diện giữa chuyên môn lẫn những kỹ năng mềm.

ANH HUY

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top