Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Sắp xuất hiện 2 hiện tượng thiên văn kỳ thú ở Việt Nam cuối tuần này

Thứ Sáu 19/06/2020 | 11:01 GMT+7

VHO- Theo Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội (HAS), trong ngày 21.6, tại Việt Nam, những người yêu thiên văn có thể quan sát được 2 hiện tượng kỳ thú là trăng mới và nhật thực một phần. 

Hình ảnh ghi lại hiện tượng Nhật thực. Ảnh minh hoạ: Universetoday

Theo đó, hiện tượng trăng mới xảy ra khi mặt trăng sẽ ở cùng phía mặt trời khi nhìn từ trái đất và sẽ không thể quan sát được trên bầu trời đêm. Hiện tượng này xảy ra lúc 13h42 ngày 21.6.

Đây sẽ là khoảng thời gian tuyệt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể mờ như thiên hà và các cụm sao vì nó không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.

Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội (HAS) cho biết thêm, cũng trong ngày 21.6, sẽ xuất hiện hiện tượng thiên văn đáng chờ đợi nhất năm 2020. Đó là hiện tượng nhật thực hình khuyên - nhật thực một phần ở Việt Nam.
 Nhật thực hình khuyên xảy ra khi mặt trăng ở quá xa trái đất nên không thể hoàn toàn che kín mặt trời. Điều này dẫn tới sự xuất hiện của một vòng tròn ánh sáng bao xung quanh mặt trăng – lúc này đang chìm trong bóng tối.

Vành nhật hoa của mặt trời sẽ không thể quan sát trong khi diễn ra nhật thực hình khuyên. Đường đi của nhật thực hình khuyên lần này sẽ bắt đầu ở vùng Trung Phi, di chuyển qua Ả Rập Xê út, Bắc Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc và kết thúc ở Thái Bình Dương. Pha một phần có thể quan sát được ở phía Đông châu Phi, Trung Đông và phía Nam châu Á.

Về địa điểm lý tưởng để xem hiện tượng nhật thực rõ nhất, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết quan sát nhật thực có đặc điểm là không quá phức tạp vì hiện tượng diễn ra ở tầng trời nên bất cứ nơi nào nhìn thấy mặt trời đều quan sát được hiện tượng này.

"Về mặt không gian bạn chỉ cần một bầu trời quang mây và góc nhìn đủ để nhìn thấy Mặt Trời, tức là dễ dàng hơn nhiều so với khi quan sát những hiện tượng như mưa sao băng hay theo dõi các hành tinh qua kính thiên văn. Điều quan trọng nhất là tìm nơi có góc nhìn đủ rộng vì lúc hiện tượng xảy ra thì mặt trời tiếp tục di chuyển" - ông Sơn nhấn mạnh.

LAODONG.VN

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top